Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội thảo khoa học phát triển mạng lưới ung thư phổi và bệnh phổi nghề nghiệp

  • |
Ngày 24.6.2015, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học phát triển mạng lưới ung thư phổi và bệnh phổi nghề nghiệp chào mừng 58 năm Ngày thành lập (24.6.1957- 24.6.2015).
Trình bày tham luận tại Hội thảo
Trình bày tham luận tại Hội thảo

Bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế với quy mô 550 giường bệnh gồm 8 phòng chức năng, 17 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng và 2 trung tâm. Những năm gần đây, bệnh viện đã từng bước được đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế giúp người bệnh được hưởng dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

Các tham luận được trình bày tại Hội thảo gồm: Trung tâm ung thư phổi quốc gia: Định hướng phát triển mạng lưới ung thư phổi của PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Trung tâm Ung thư phổi Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia; Ứng dụng phương thức điều trị mô đa thức trong ung thư phổi tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài: PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, nghiên cứu viên: BSCKII Tạ Chi Phương, BSCKI Nguyễn Đức Hạnh, ThS. Đặng Văn Khiêm; Bệnh phổi nghề nghiệp và định hướng chiến lược phát triển mạng lưới của PGS. TS. Khương Văn Duy, Trưởng bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương. Các báo cáo tại Hội thảo nêu rõ trong danh mục quy định các bệnh nghề nghiệp hiện nay có tới sáu bệnh bụi phổi, phế quản và các bệnh liên quan đến phổi.

Theo thống kê, nước ta có gần 28.000 người lao động mắc mới bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn gấp nhiều lần. Theo xu thế phát triển của xã hội, ngày càng nhiều ngành nghề mới có tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là các yếu tố gây nên bệnh ở phổi, phế quản.   

Trong tổng số 30 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế thì bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến nhất, chiếm tới 74% số ca. Tiếp theo là bệnh đường hô hấp, chiếm 32%, sau đó là bệnh do tiếng ồn chiếm, 17%. Theo Bộ Y tế, trong năm 2012, gần 2 triệu người lao động, tức chỉ chưa đến 4% lực lượng lao động có việc làm trong cả nước được khám bệnh, trong đó có 7% sức khỏe loại yếu.

Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, các bệnh nghề nghiệp liên quan tới phổi, bụi phổi và phế quản cần được chú ý ngay từ khâu dự phòng, khám và điều trị, đặc biệt là yếu tố nghề nghiệp liên quan để giảm thiểu tác hại của bệnh.

Tin, ảnh: Quang Nguyễn

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang