Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế

  • |
T5g.org.vn - Ngày 8/3, tại Hà Nội, Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hòa Kỳ (USAID) tổ chức sự kiện “Những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế”. Tham dự sự kiện có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Ngài Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Hòa Kỳ tại Việt Nam; đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đại diện UBND TP.Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội; đại diện một số tổ chức y tế quốc tế tại Việt Nam; đông đảo cán bộ y tế làm công tác dự phòng, điều trị HIV/AIDS tuyến Trung ương và Hà Nội; hơn 100 đại biểu là đại diện các dự án, các nhóm cộng đồng, các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS trên địa bàn, người nhiễm HIV đang điều trị tại cơ sở.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và các đại biểu trao thuốc ARV từ nguồn BHYT đầu tiên cho những bệnh nhân nhiễm HIV ở Hà Nội

Sự kiện này là kết quả của thời gian dài chuẩn bị, từ việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đến kiện toàn các cơ sở điều trị, mở rộng tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đấu thầu thuốc tập trung mua thuốc ARV sử dụng nguồn quỹ BHYT và hoàn thiện các hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc ARV nguồn quỹ BHYT HIV/AIDS là bệnh mạn tính, phải điều trị liên tục, suốt đời, chi phí lớn. Điều trị sớm và tuân thủ điều trị sẽ giúp người nhiễm HIV sống lâu, khỏe mạnh và ngăn ngừa khả năng lây nhiễm HIV ra cộng đồng. BHYT sẽ chi trả tiền thuốc ARV, các xét nghiệm phục vụ điều trị và các dịch vụ đặc thù theo phạm vi, mức hưởng của người tham gia BHYT. Chi phí thuốc ARV phác đồ bậc 1 khoảng hơn 4 triệu đồng/năm/người, phác đồ bậc 2 đắt gấp 7-8 lần, các chi phí khám bệnh, các xét nghiệm định kỳ và các dịch vụ đặc thù cũng khá cao. Người nhiễm HIV có xác suất mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cao hơn người không nhiễm. Vì vậy, BHYT giúp người nhiễm HIV giảm gánh nặng tài chính cho chăm sóc sức khỏe, giúp họ đảm bảo việc điều trị liên tục và lâu dài.

Đến nay, việc tham gia và sử dụng BHYT của người nhiễm HIV đã đơn giản, thuận lợi hơn. Người nhiễm HIV không nhất thiết phải tham gian BHYT theo hộ gia đình; đã có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giấy tờ tùy thân, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, chuyển tuyến, chuyển tiếp. Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn, đôn đốc các tỉnh/ thành phố tính toán nhu cầu thuốc ARV cấp từ nguồn quỹ BHYT trong năm 2019 để Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia triển khai mua sắm và sử dụng tại 188 cơ sở điều trị.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi mọi bệnh nhân HIV tham gia bảo hiểm y tế ngay để được tiếp cận điều trị tốt nhất. Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương phấn đấu đạt mục tiêu 100% người bệnh HIV có thẻ bảo hiểm y tế đồng thời huy động các nguồn hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV cho bệnh nhân.

Ngài Daniel J. Kritenbrink cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ và các đối tác Việt Nam đã cùng nhau nỗ lực trong suốt 15 năm qua nhằm ngăn chặn đại dịch HIV và kết quả đạt được đến nay là rất ấn tượng. Việc chuyển dần nguồn lực chi trả cho điều trị HIV sang quỹ BHYT là một chiến lược đúng đắn, thể hiện cam kết mãnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong quyết tâm chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030. Từ nay, người nhiễm HIV tại Việt Nam có thể an tâm, tiếp tục duy trì điều trị HIV và sống khỏe ngay cả khi các nguồn lực quốc tế bị cắt giảm”.

Trên thế giới hiện nay rất ít các quốc gia có thể làm được việc sử dụng BHYT để chi trả cho dịch vụ điều trị HIV. Việt Nam là nước duy nhất và đi đầu trong việc sử dụng nguồn lực trong nước thông qua BHYT để hỗ trợ các dịch vụ điều trị HIV cho người dân. Có được điều này là nhờ có sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với công tác chăm sóc y tế nói chung và HIV nói riêng. Cụ thể, số người nhiễm HIV đang được điều trị ARV tham gia BHYT tăng từ 40% năm 2014 lên 89% cuối năm 2018, tăng hơn gấp đôi trong khoảng 4-5 năm trở lại đây. Bênh cạnh đó, Việt Nam cũng đi đầu trong việc đạt được ức chế tải lượng virus với mức trên 93%. Đây là một kết quả ấn tượng bởi nếu người nhiễm HIV đạt được ngưỡng ức chế tải lượng virus thì không có khả năng lây nhiễm HIV cho bạn tình qua đường tình dục.

Quang Nguyễn

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang