Tiền thân là Viện Vi trùng học Việt Nam, trải qua 70 năm phát triển (1945-2015), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đi qua chặng đường lịch sử với đầy thử thách và ghi dấu ấn bằng nhiều thành tựu vinh quang.
Xem tiếp
Khi còn sống, ông Lương Văn Hải, 61 tuổi, xóm 11, xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã tìm hiểu việc hiến tặng giác mạc là việc làm đầy ý nghĩa nên ông đã nói với người thân rằng: “Sau khi qua đời, tôi muốn để lại trên trần gian một nguồn ánh sáng, đó là hiến tặng giác mạc để mang lại ánh sáng cho 2 người”. Ngày 27/1/2014, do bệnh trọng, ông đã ra đi. Ngay sau đó, nguyện vọng cuối cùng của ông đã được người thân thực hiện. Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương đã cử ngay cán bộ kỹ thuật xuống tiếp nhận giác mạc của ông. Ông là người đầu tiên tại vùng giáo Hải Hậu hiến tặng giác mạc trước khi qua đời. Để ghi nhận những nghĩa cử nhân văn đó, ngày 25/9/2015, Đoàn công tác của Bệnh viện Mắt Trung ương do PGS.TS. Trần Văn An, Phó Giám đốc phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện cùng đại diện Ngân hàng Mắt đã đến UBND xã Hải Vân để tri ân, tặng Bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp cho gia đình ông Lương Văn Hải và 2 gia đình khác có người thân hiến tặng giác mạc sau khi qua đời tại xã.
Xem tiếp
Vị thế viện quốc gia trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh; Thêm một bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật ghép thận; Chín người ngộ độc thực phẩm tại Ninh Bình do vi khuẩn Clostridium botulinum
Xem tiếp
Thực hiện lộ trình đã đăng ký với Bộ Y tế, từ tháng 6/2010 đến nay, TP Cần Thơ triển khai 4 cơ sở điều trị Methadone ở các quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt. Các cơ sở đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc và nhân sự, đảm bảo cho công tác phục vụ điều trị; quản lý tốt việc tiếp nhận, bảo quản, phân phát, báo cáo thuốc Methadone. Sau 5 năm triển khai, hiệu quả của chương trình điều trị Methadone đã giúp cải thiện chất lượng sống cho người nghiện ma túy tham gia điều trị, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, giảm tội phạm trên địa bàn thành phố.
Xem tiếp
Với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể, sự quyết đoán “giám nghĩ, giám làm” của người “Thủ lĩnh” cùng với việc không ngừng học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác điều trị nên trong những năm qua, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương được biết đến không chỉ là đơn vị đi đầu trong cả nước về công tác vận động hiến máu tình nguyện mà còn là đơn vị làm chủ nhiều kỹ thuật mới trong điều trị thành công các bệnh về máu như: ghép tế bào gốc để điều trị cho các bệnh lý máu ác tính, hiểm nghèo; tổ chức Ngân hàng Tế bào gốc máu cuống rốn cộng đồng. Trung tâm Tế bào gốc của Viện là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công quy trình chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) và bệnh máu khó đông (Hemophilia)… Với những nỗ lực đó, đã tạo ra được một Bệnh viện giỏi về chuyên môn, tốt về y đức, là địa chỉ mang đến điều kỳ diệu, hạnh phúc và hy vọng cho những người mắc bệnh về máu hiểm nghèo.
Xem tiếp
“Gần 25 năm kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, Việt Nam đã hết sức nỗ lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hai thành tựu nổi bật chính là: đã làm giảm và hạn chế tốc độ gia tăng HIV/AIDS, đồng thời, giảm số người tử vong do HIV/AIDS. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để có thể đạt được mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS tại Việt Nam” - phát biểu của TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tại Hội thảo Xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020, diễn ra vào ngày 24/9/2015, tại Hà Nội.
Xem tiếp
Trải qua 120 năm phát triển, Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế) là một trong ba bệnh viện trọng điểm của cả nước đã triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và ngành Y tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Xem tiếp
“Công tác phòng chống bệnh lao ở Việt Nam trong những năm qua đã được Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế rất quan tâm. Năm 2014, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; trong đó chỉ tiêu đặt ra rất cao là giảm 30% số mắc và giảm tới 40% số tử vong do lao trong vòng 5 năm (2016- 2020). Chiến lược đã chỉ ra rất rõ 8 giải pháp mang tính toàn diện và trong đó có nhiều điểm đột phá. Đó là các quan điểm mới về phòng chống lao đi kèm với các chính sách hỗ trợ và sự vào cuộc của hệ thống chính trị; tăng cường áp dụng các công nghệ mới trong chẩn đoán, điều trị và các nghiên cứu giúp mọi người dân được khám và điều trị sớm bệnh lao, bao gồm cả lao kháng thuốc, lao/HIV và lao ở trẻ em”, phát biểu của PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội thảo tăng cường năng lực mạng lưới nghiên cứu lao và bệnh phổi tiến tới thanh toán bệnh lao tại Việt Nam được tổ chức ngày 17/9/2015, tại Hà Nội.
Xem tiếp
Là Bệnh viện tuyến cao nhất về khám, điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa trong cả nước, nên hàng ngày, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận khoảng gần 2 nghìn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám, điều trị. Để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm áp lực cho cán bộ y tế cũng như hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám, điều trị, tháng 4/2014, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thành lập Phòng Công tác xã hội. Với vai trò là “cầu nối” giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với các bác sỹ, Phòng Công tác xã hội ra đời góp phần làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi sử dụng các dịch vụ y tế tại đây.
Xem tiếp
Với mong muồn, khát khao ngay khi còn là một sinh viên y khoa, GS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam đã nguyện công hiến trọn đời cho công tác nghiên cứu y học biển - một lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam. Ông là một trong số người đặt nền móng cho ngành Y học biển nước nhà và là Trưởng Khoa Y học biển Trường Đại học Y Dược Hải Phòng; Chủ tịch Hội Y học biển Việt Nam, thành viên Hội Y học biển Quốc tế và thành viên Hội đồng khoa học Y học biển Quốc tế.
Xem tiếp