Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tình hình thực thi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam

  • |
Công ước khung về kiểm soát thuốc lá được đưa ra tại phiên họp toàn thể cuối cùng của vòng đàm phán thứ 6 của cơ quan Đàm phán liên Chính phủ vào ngày 1/3/2003 với mục đích bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe con người, môi trường, xã hội và kinh tế.

 Tại Hội nghị, các đại biểu đã thống nhất trình văn bản này tới Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 56 vào tháng 5/2003. Đây là công ước quốc tế mang tính toàn cầu đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới. Công ước khung về kiểm soát thuốc lá được đưa ra tại phiên họp toàn thể cuối cùng của vòng đàm phán thứ 6 của cơ quan Đàm phán liên Chính phủ vào ngày 1/3/2003 với mục đích bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả do thuốc lá gây ra đối với sức khỏe con người, môi trường, xã hội và kinh tế. Tại Hội nghị, các đại biểu đã thống nhất trình văn bản này tới Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 56 vào tháng 5/2003. Đây là công ước quốc tế mang tính toàn cầu đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới, được các quốc gia thành viên ký kết từ ngày 16/6/2003 tại Geneva, Thụy Sĩ và có hiệu lực từ ngày 27/2/2004. Công ước bao gồm 11 phần, 38 điều, quy định toàn diện các biện pháp giảm cung và giảm cầu thuốc lá, bảo vệ môi trường và hợp tác khoa học, kỹ thuật và truyền thông các thông tin giữa các quốc gia thành viên, xây dựng thể chế và nguồn tài chính bền vững cho kiểm soát thuốc lá… Việc phê chuẩn Công ước này đã phản ánh mối lo ngại của cộng đồng quốc tế về các hậu quả tàn phá trên quy mô toàn cầu về sức khỏe, xã hội, kinh tế và môi trường do việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc gây ra và sự gia tăng trong tiêu thụ, sản xuất thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác trên toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển, cũng như trước gánh nặng cho các gia đình, người nghèo và cả hệ thống y tế quốc gia.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, tỉ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% (trung bình 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên có một người hút thuốc lá), ở nữ giới là 1,4%. Hai phần ba số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà. 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc trong nhà. Hơn 5 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Ước tính chi phí y tế và các thiệt hại do mất năng xuất lao động do ốm đau và tử vong sớm lên tới trên 23 ngàn tỷ đồng/năm.Việt Nam đã tham gia tất cả 6 vòng đàm phán của cơ quan Đàm phán liên Chính phủ và ngày 11/11/2004, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và Công ước này có hiệu lực từ ngày17/3/2005. Để thực hiện toàn diện và hiệu quả Công ước này, ngày 21/8/2009, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá với những nội dung cơ bản như: giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá, giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá.

Theo báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, sau 10 năm thực thi, Việt Nam đã triển khai các giải phápnhằm hạn chế tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, môi trường như: xây dựng và kiện toàn các quy định pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá,xây dựng chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020, áp dụng in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá, cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc lá, tăng thuế thuốc lá theo lộ trình, thành lập quỹ phòng chống tác hại thuốc lá trực thuộc Bộ Y tế…Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả như: giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành từ 56,1% năm 2001 xuống 47,4% năm 2010; tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (từ 13 – 15 tuổi) giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% vào năm 2014. Trong đó, tỷ lệ hút thuốc ở nam học sinh giảm từ 5,9% năm 2007 xuống còn 4,9%. Tỷ lệ hút thuốc ở nữ học sinh giảm từ 1,2% năm 2007 xuống còn 0,2%. Bên cạnh đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại nhà của học sinh là 47,7%, vẫn còn 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại địa điểm công cộng song đều giảm so với năm 2007. Nhận thức của người dân về tác hại thuốc lá được nâng cao khi 95% số người trưởng thành tin thuốc lá gây bệnh tật và 87,0% người trưởng thành tin người hút thuốc thụ động cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc chủ động. Hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng không còn phổ biến như trước, nhất là tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện. Bộ Y tế xây dựng các mô hình không khói thuốc tại cơ sở y tế, giáo dục, phương tiện giao thông công cộng... và đã được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tích cực nhân rộng.

Bài: Trung Thành

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang