Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Việt Nam đã kiểm soát được dịch COVID-19 trên toàn quốc

  • |
T5g.org.vn - Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 23/01/2020, 3 năm qua, Việt Nam đã phải bước vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 - cuộc chiến không tiếng súng nhưng đầy cam go, vô vàn thách thức, chưa từng có tiền lệ. Việt Nam đã vượt qua được những thời điểm khốc liệt nhất để tự tin khẳng định đã kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên toàn quốc.

 

Ngày 26/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thị sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức (Ảnh: TTXVN)

Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện vào đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch với quy mô, địa bàn, mức độ lây lan đợt sau đều phức tạp hơn đợt trước cùng sự biến đổi liên tục của vi rút SARS-CoV-2 với các biến thể nguy hiểm, lây lan nhanh. Giai đoạn 1 (23/01-24/7/2020) ghi nhận 415 ca mắc. Giai đoạn 2 (25/7/2020-27/01/2021) ghi nhận 1.136 ca mắc. Giai đoạn 3 (28/01-26/4/2021) ghi nhận 1.301 ca mắc. Thành công nhất trong giai đoạn này chính là áp dụng các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập, cách ly tập trung, khoang vùng đập dịch, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, được WHO và nhiều nước công nhận là biện pháp đúng đắn, hiệu quả. Đặc biệt, ngay từ đầu, Chính phủ đã huy động lực lượng an ninh, quân đội thực hiện các nhiệm vụ như cách lý tập trung, kiểm soát nhập cảnh trên các tuyến biên giới, hạn chế, tạm dừng nhập cảnh, tạm dừng cấp thị thực, hiệu lực giấy miễn thị thực. Bộ Y tế đã chủ động xây dựng, đề xuất triển khai các kế hoạch, kịch bản phòng chống dịch COVID-19 được xây dựng rất sớm ngay sau khi ghi nhận dịch bệnh tại Vũ Hán (Trung Quốc), khi đó dịch bệnh chưa xâm nhập vào Việt Nam; Kế hoạch này đã liên tục được cập nhật theo thực tế diễn biến và các cấp độ dịch theo thời gian. Tích cực, chủ động tham mưu và xây dựng đầy đủ, chi tiết các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19, điều tra, truy vết, khoanh vùng dịch, hướng dẫn cách ly tập trung, cách ly tại khách sạn, cách ly người về từ vùng dịch… Những ổ dịch nhanh chóng được dập tắt dứt điểm, số lượng ca mắc chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với quy mô dân số… là những thành tích chống dịch COVID-19 nổi bật của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Bộ Y tế lần đầu tiên huy động lực lượng cán bộ y tế gần 300 người vào “mặt trận” Đà Nẵng (đợt dịch thứ 2) kiểm soát dịch trong 1 tháng. Trong suốt thời gian diễn ra 3 đợt dịch Việt Nam vẫn thực hiện được “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Với chỉ đạo quyết liệt, chủ động, kịp thời, năm 2020, Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia có tăng trưởng dương, được nhân dân ủng hộ và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Chiều 15/9/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã kiểm tra, trao đổi với lực lượng y tế của Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội làm công tác lấy mẫu xét nghiệm của những người đến tiêm vắc xin COVID-19 (Ảnh: moh.org.vn)

Đợt dịch thứ 4 (bắt đầu từ 27/4/2021) với biến thể Delta lây lan nhanh trong thời gian ngắn, đã bùng phát mạnh, trên diện rộng, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh mạng của người dân và ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế-xã hội của đất nước. Số ca mắc và tử vong trong đợt dịch thứ 4 tăng cao, chiếm hơn 99% tổng số mắc và tử vong của 3 đợt dịch trước đó. Với sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam đã hết sức cố gắng triển khai nhiều chủ trương, biên pháp với tinh thần trách nhiệm rất cao, rất quyết liệt, chỉ đạo kịp thời cùng với sự hưởng ứng cao của người dân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành nên đã từng bước khống chế được dịch bệnh ở tâm dịch là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, không để dịch bệnh lan rộng ra toàn quốc. Trong dịch bệnh đầy thách thức, ngành Y tế đã luôn tham mưu đúng đắn các quyết sách cho Chính phủ, cấp ủy và chính quyền các cấp về các biện pháp phòng, chống dịch. Bộ Y tế đã triển khai các giải pháp chuyên môn chưa có trong tiền lệ kịp thời, phù hợp, hiệu quả theo thực tiễn như thành lập các Sở chỉ huy tiền phương, đưa lãnh đạo các vụ, cục xuống tận quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; giám sát, xét nghiệm, cách ly, phân tầng điều trị, thiết lập 11 trung tâm hồi sức tại các tỉnh miền Nam trong thời gian ngắn kỷ lục, thành lập hàng ngàn các trạm y tế lưu động, điều trị tại nhà… Cùng với cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, ngành Y tế đã huy động tổng lực, chưa từng có từ trước đến nay với nỗ lực, quyết tâm cao nhất cho công tác phòng, chống dịch. Chỉ tính đợt dịch thứ 4, ngành Y tế đã huy động một lực lượng lớn nhất với hơn 25.000 giáo sư, y bác sỹ, các cán bộ, nhân viên y tế và sinh viên các trường y dược tham gia phòng, chống dịch.

Số ca mắc mới COVID-19 đã giảm đáng kể trong những tháng đầu năm 2023

Năm 2022, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam được xác định vẫn diễn biến phức tạp, các ca lây nhiễm tăng nhanh với sự xuất hiện liên tục của nhiều biến thể. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với dịch sốt xuất huyết gia tăng, thường trực nguy cơ xâm nhập của một số dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi nên công tác phòng, chống dịch tiếp tục có những khó khăn. Thời điểm từ tháng 1 đến tháng 3/2022, có thời điểm cả nước liên tục ghi nhận hàng chục ngàn ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 đều chật kín, chỉ tiếp nhận ca bệnh rất nặng, nhiều người tử vong. Với nỗ lực "phủ xanh" vắc xin COVID-19 và tập trung nguồn lực cho y tế đối phó dịch bệnh, đến giữa và cuối năm 2022, tình hình dịch bệnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngoạn mục. Cả nước chuyển sang giai đoạn thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Việt Nam được ghi nhận là một trong những quốc gia kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở mức cao; số ca mắc, tử vong do COVID-19 giảm mạnh từ tháng 4/2022 đến nay, có tuần không ghi nhận ca tử vong. Tỷ lệ chết/mắc trong năm 2022 ở mức thấp dưới 0,1% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của thế giới là 1,04%. Đồng thời, các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành, nguy hiểm mới nổi được kiểm soát tốt, không để xảy ra dịch chồng dịch; kịp thời phát hiện, điều trị sớm 2 ca bệnh đậu mùa khỉ, không để lây lan ra cộng đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên cả nước đưa đất nước trở lại trạng thái "bình thường mới", góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, chính những hy sinh, vất vả, nhọc nhằn của ngành Y tế đã góp phần quan trọng để chúng ta kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phục hồi và khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, tăng trưởng đang ở mức cao. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển. An sinh xã hội được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

Cuộc sống thời điểm này đã gần như trở về trạng thái bình thường như trước khi đại dịch xuất hiện. Việt Nam mở cửa trở lại, du lịch, di chuyển không còn bị hạn chế, người dân quay trở lại với công việc trực tiếp, học sinh đã trở lại trường...

 

 

Trên cơ sở diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh qua các giai đoạn, Việt Nam đã kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, áp dụng các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2022 và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc 5K, sau đó chuyển hướng “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, thực hiện nguyên tắc 5K + vắc xin + thuốc + cộng nghệ thông tin + ý thức của người dân. Đồng thời, để phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh, thực hiện nghiêm "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, trong đó đặc biệt coi trọng việc tiêm vắc xin và ý thức người dân.

 

Việt Nam đã làm rất tốt trong việc quản lý đại dịch. Ngay từ đầu COVID-19, Việt Nam đã có các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng thực sự mạnh mẽ để ứng phó với COVID-19. Đơn cử như: năng lực tốt trong phát hiện sớm và ứng phó với các trường hợp và cụm; giám sát và năng lực kiểm tra tốt; các biện pháp kiểm soát biên giới mạnh mẽ và hạn chế tiếp xúc xã hội đã ngăn chặn sự lây truyền của vi rút; tuân thủ tốt các hành vi bảo vệ cá nhân như đeo khẩu trang; việc chăm sóc sức khỏe được thực hiện kịp thời. Tất cả các biện pháp này đều giữ cho số ca mắc và tử vong sớm trong đại dịch ở mức thấp.

Tiếp sau đó, khi có vắc xin, Việt Nam triển khai tiêm vắc xin và nhanh chóng đạt được độ bao phủ dân số thực sự cao. Hơn 260 triệu liều vắc xin đã được tiêm, trở thành một trong những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Vào thời điểm này năm ngoái, chỉ có 16% dân số đã được tiêm 2 liều. Hiện tại là hơn 85%. Tất cả những kết quả đáng ghi nhận này nhờ vào sự lãnh đạo và cam kết của Chính phủ. Chúng ta đã có các chính sách và hướng dẫn kịp thời và phù hợp, bao gồm cả Nghị quyết 128.

Cùng với đó là nỗ lực và sự hy sinh của cộng đồng, kể cả trong thời kỳ giãn cách thực sự khó khăn. Việt Nam đã kiên định với các biện pháp và thực thi hiệu quả những chính sách đó. Một yếu tố quan trọng là sự không mệt mỏi của ngành Y tế. Được sự hỗ trợ của các ngành, họ làm việc không ngày nghỉ, suốt ngày đêm. Tôi đặc biệt muốn ghi nhận những nỗ lực và cam kết của các nhân viên y tế. Các nước trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Bài học này cũng cần được phát huy, chuẩn bị để ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.

Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam

Linh Linh (tổng hợp)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang