Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử 6.10.2015

  • |
T5g.org.vn - Nữ hộ sinh mắng mắng bệnh nhân 'ngu thì chết' phân trần; Ứng dụng tiến bộ KHKT trong khám, chữa bệnh cho nhân dân; BV Nhi đồng 1 TP.HCM kê thêm giường để đón bệnh nhi; Đến hành lang cũng không còn chỗ cho bệnh nhi

Nữ hộ sinh mắng mắng bệnh nhân 'ngu thì chết' phân trần

Bệnh nhân nhờ tư vấn, nhân viên y tế đã mắng bệnh nhân bằng những ngôn ngữ không phù hợp như: "Ngu thì chết chứ không có bệnh tật gì hết"...

Mới đây, một đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh một nhân viên y tế được cho là làm việc ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương mắng một bệnh nhân đến nạo hút thai khiến nhiều người tranh cãi về thái độ y đức của người này với bệnh nhân.

Trong clip có đoạn trao đổi giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, có thể hiểu, bệnh nhân H. (trú tại Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương để thực hiện thủ thuật hút thai. Lúc này, hai nhân viên y tế tiếp nhận bệnh nhân H., một người trực tiếp siêu âm và khám, một người xem hồ sơ và nói chuyện với bệnh nhân H.

Khi biết chuyện bệnh nhân này tự ý đi hút thai thêm một lần nữa tại cơ sở khác mà không gọi điện thoại đến số của bác sĩ (đã được cung cấp trong sổ khám) nhờ tư vấn, nhân viên y tế này đã mắng bệnh nhân bằng những ngôn ngữ không phù hợp như: "Ngu thì chết chứ không có bệnh tật gì hết".

Tiếp đến nữ hộ sinh lại hỏi… "Bà học đến lớp mấy mà bà thông minh thế hả bà H.?", "Bà tiếc mấy nghìn điện thoại không gọi hỏi được à, lại đi khám, đi hút mất mấy trăm nghìn xong lên đây bảo người ta bảo sót đi hút lại? Trên đời này bà là số một chứ không có người số 2"... Về phần mình, bệnh nhân H. trả lời nhỏ nhẹ, đáp lại những câu hỏi của nhân viên y tế trên.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Giám đốc trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: “Vào ngày 15/9, bệnh nhân Chu Thị H. (quê ở Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) có đến trung tâm hút thai, sau đó được các bác sĩ kê đơn thuốc và số điện thoại để bệnh nhân tiện liên hệ khi cần thiết. Trong quá trình tiếp bệnh nhân và cũng là người xuất hiện trong clip là nữ hộ sinh của trung tâm là Nguyễn Thị Hồng Nhung”.

Theo bà Minh, chị H. là người quen nữ hộ sinh Nhung từ trước vài lần đến khám nên giữa hai người trước đó còn nói chuyện rất thoải mái với nhau. Nữ hộ sinh Nhung cũng chỉ trao đổi thẳng thắn như người trong nhà. Nhưng một người khác đến khám không hiểu câu chuyện và vì mục đích gì đã cắt xén nội dung rồi đưa lên mạng khiến mọi người hiểu lầm rằng nữ hộ sinh Nhung mắng, chửi bệnh nhân. Khám xong, chị H. tỏ ra vô tư và cám ơn bác sĩ chứ không có vấn đề gì. Thực chất nữ hộ sinh Nhung cũng muốn tốt cho bệnh nhân”.

Tuy vậy, bà Minh cũng khẳng định: “Ngay sau khi biết thông tin, lãnh đạo bệnh viện đã trực tiếp chỉ đạo làm việc với nhân viên Nhung đồng thời yêu cầu nữ hộ sinh này viết bản tường trình sự việc. Đồng thời, phía bệnh viện đã yêu cầu nữ hộ sinh Nhung rút kinh nghiệm sâu sắc, phát ngôn chuẩn mực với mọi người bệnh khi đang làm việc"

Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hồng Nhung cũng trần tình: “Suốt hơn 10 năm công tác trong ngành y tôi chưa bao giờ có thái độ hay mắng chửi người bệnh nào. Hôm đó, thực sự là người quen thân thiết được bạn bè giới thiệu, tôi cũng cởi mở vì lo cho bệnh nhân, mình cũng nói để bệnh nhân biết cái sai khi không điện thoại để mình tư vấn mà tự ý đi khám hút thai bên ngoài nguy hiểm”.

Nữ hộ sinh cũng bày tỏ: “Qua sự việc này tôi cũng sẽ coi như đó là bài học cho bản thân về cách hành xử trước người bệnh làm sao cho chuẩn mực để tránh mọi người hiểu lầm”.

http://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/nu-ho-sinh-mang-mang-benh-nhan-ngu-thi-chet-phan-tran-3287964/

 
 
 

Ứng dụng tiến bộ KHKT trong khám, chữa bệnh cho nhân dân

Nhờ ứng dụng KHKT, nhiều bệnh viện tại Quảng Ninh đã có thành tựu lớn trong công tác chuyên môn, nhất là trong dự phòng và khám, chữa bệnh.

Tháng 7/2015, trước diễn biến phức tạp của dịch Mers-CoV trên thế giới, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh đã được trang bị thêm máy tách chiết tự động và được chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Cùng với hệ thống RT-PCR có từ trước, Trung tâm đã chạy thử thành công xét nghiệm chẩn đoán vi rút Mers-CoV trong phòng thí nghiệm phân tử của Trung tâm. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để phát hiện sớm các ca nhiễm Mers-CoV khi xâm nhập vào địa bàn tỉnh; giúp cho công tác xử trí, bao vây, cách ly bệnh kịp thời.

Xét nghiệm chẩn đoán vi rút Mers-CoV chỉ là một trong số rất nhiều xét nghiệm mà Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm được. Với Phòng xét nghiệm đạt an toàn sinh học cấp II, đạt tiêu chuẩn quốc tế; Trung tâm đã triển khai được kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử, kỹ thuật gen trong chẩn đoán dịch bệnh.

Hiện Quảng Ninh là một trong số không nhiều các tỉnh, thành trong nước có thể xét nghiệm chẩn đoán các bệnh: Mers-CoV, cúm A (H5N1), cúm A (H7N9); tay chân miệng, rubella; sốt xuất huyết; sởi; định lượng được nồng độ vi rút (viêm gan, HPV, HIV…); kiểm nghiệm các chỉ tiêu xét nghiệm về môi trường, y học lao động, thực phẩm.

Phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh được các bộ: Y tế, NN&PTNT, KH&CN, Tài nguyên và Môi trường chỉ định là phòng xét nghiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực: Thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hoá và vi sinh, môi trường…

Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân lực có trình độ, áp dụng được những tiến bộ KHKT tiên tiến, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, giám sát môi trường, nghiên cứu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Điển hình như đợt mưa lụt cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua gây thiệt hại lớn, mất nước kéo dài, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề; nhưng với cố gắng của ngành Y tế tỉnh, đặc biệt hệ thống y tế dự phòng, đã ngăn chặn kịp thời sự bùng phát của dịch bệnh, bảo vệ tốt sức khoẻ nhân dân.

vietq.vn/ung-dung-tien-bo-khkt-trong-kham-chua-benh-cho-nhan-dan-d72312.html

 

BV Nhi đồng 1 TP.HCM kê thêm giường để đón bệnh nhi

ThS-BS Lê Bích Liên, Phó Giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết như trên vào sáng 5-10.

 “Bệnh viện (BV) đang trong tình trạng quá tải cả bệnh sốt xuất huyết (SXH) lẫn bệnh tay-chân-miệng (TCM) và một số bệnh khác. BV đã có 1.400 giường, nay bố trí thêm 150 giường và tận dụng thêm hành lang để cho trẻ nằm điều trị” - BS Liên nói.

Cũng theo BS Liên, việc quá tải BV cũng một phần do tâm lý người dân nhưng bệnh SXH, TCM ở nhiều tuyến dưới có thể làm tốt. Thống kê của BV Nhi đồng 1 cho thấy có 65% bệnh nhân từ tỉnh lên khám và điều trị. Để giảm tải, BV đã nâng cao chất lượng điều trị, điều trị trong ngày về, rút ngắn thời gian nằm viện.

Theo BS Ngô Ngọc Quang Minh - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Nhi đồng 1 thì vào tháng 8, trung bình có 40 bệnh nhi nhập viện/tuần vì SXH, qua tháng 9 là 70 ca/tuần và hiện tại là 110 ca/tuần.

“SXH tiếp tục có chiều hướng gia tăng, lan rộng. Đến thời điểm này BV ghi nhận có ba ca tử vong” - BS Minh cảnh báo. Với bệnh TCM, tháng 8 BV có 75 ca nhập viện/tuần, sang tháng 9 có 15 ca/tuần và hiện tại đã có 300 ca/tuần.

Theo BS Bích Liên, trong năm 2015, dịch bệnh SXH sẽ diễn biến phức tạp vì rơi vào chu kỳ dịch 3-5 năm/lần. Dịch bệnh TCM cũng đang vào mùa và số ca nhập viện nhiều.

http://phapluattp.vn/suc-khoe/bv-nhi-dong-1-tphcm-ke-them-giuong-de-don-benh-nhi-582806.html

Đến hành lang cũng không còn chỗ cho bệnh nhi

Bệnh nhi nằm hành lang, người nhà bệnh nhân tận dụng bất cứ chỗ nào có thể để làm 'giường' bệnh là tình trạng quá tải tại các bệnh viện nhi đồng hiện nay khi nhiều bệnh đang ở đỉnh dịch.

 
 

Nhập viện 3 ngày… chưa có chỗ nằm

“Suốt mười mấy năm qua, chưa bao giờ bệnh viện phải tiếp nhận lượng bệnh nhi tăng đột biến cùng lúc cả ở khu khám bệnh lẫn nội trú và nhiều chuyên khoa như thế”, bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết.

Ghi nhận của Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy nếu như thời gian đầu tháng 9.2015, trung bình có khoảng 2.500 bệnh nhi đến khám mỗi ngày thì hiện nay, số lượng bệnh nhi đến khám đã tăng thành 6.500 bé/ngày. Đồng thời, số lượng trẻ phải nhập viện điều trị cũng tăng vọt, với trung bình 2.100 bé nằm viện mỗi ngày.

Trong khi đó, chỉ tiêu giường bệnh của toàn Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ có 1.400 giường bệnh và những ngày đông nhất bệnh viện từng tiếp nhận trước kia là 1.600 - 1.700 bé/ngày. 

Số lượng bệnh nhi khám và nhập viện tăng đột biến đã làm cho Bệnh viện Nhi đồng 1 quá tải trầm trọng.

Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cũng đối mặt với tình trạng quá tải tương tự. Theo thống kê của Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, từ đầu tháng 10 đến nay (5.10), trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 7.000 bệnh nhi đến khám và hơn 2.000 bệnh nhi nằm viện hằng ngày.

Không chỉ nằm ghép giường, mắc thêm võng trong phòng bệnh mà hành lang, gầm cầu thang… cũng được tận dụng tối đa đánh số thành “giường bệnh” cho bệnh nhi. Còn người nhà các bé thì có chỗ nào trống thì đứng ngồi, nghỉ ngơi “vật vạ” ở chỗ đó.

Luôn tay phe phẩy quạt cho con giữa trưa nóng bức và chật chội ở hành lang bệnh viện, chị Thanh Mai (ngụ Tiền Giang, chăm con nằm viện vì sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1) chia sẻ: “Con em có chỗ nằm đây là may. Nhiều bé còn không có chỗ nằm, cha mẹ phải thay phiên nhau bồng đi tới đi lui hoài đó chị. Nhìn tụi nhỏ bệnh, mệt mỏi vậy thấy thương”.

“Cháu tôi nhập viện đã 3 ngày rồi nhưng vẫn chưa có được chỗ nằm trong phòng bệnh. Tối đến khi người qua lại đã vãn, tôi trải chiếu nằm ngoài hành lang, nhưng sáng ra phải tìm chỗ khác để mọi người lấy lối đi”, bà Trần Thị Lan (54 tuổi, ngụ tại Long An) xót xa nói trong khi trên tay bế cháu trai 3 tuổi đang khóc quấy, mệt đờ vì sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết, tay chân miệng, hô hấp cùng tăng

Theo bác sĩ Minh, trẻ tới khám và nằm viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 thời gian này chủ yếu là mắc các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và hô hấp. Trong đó, có đến 65% bệnh nhi là ở các tỉnh.

 
 

Bác sĩ Minh cho biết thêm, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng vào thời điểm cuối tháng 9 và những ngày đầu tháng 10 đã tăng lên gấp đôi so với đầu tháng 9. Trong cả tháng 9, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 400 bệnh nhi sốt xuất huyết nhập viện. Trong đó 120 bé bị sốt xuất huyết rất nặng và đã có 3 trường hợp vừa tử vong tuần qua.

Tương tự cũng đã có gần 900 trẻ bị tay chân miệng nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tháng 9. Thông thường, mỗi tuần bệnh viện chỉ có 80 - 90 ca tay chân miệng nội trú, còn hiện nay có đến hơn 300 ca/tuần.

“Tay chân miệng, sốt xuất huyết là bệnh có số lượng bệnh nhi mắc tập trung đông nhất hiện nay và vẫn có dấu hiệu tăng vì đang ở đỉnh dịch. Không chỉ thế, còn có các bệnh về hô hấp cũng tăng từ tháng 8 tới nay và chưa có dấu hiệu giảm. Rất nhiều bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi phải nhập viện do thời tiết nắng mưa thất thường”, bác sĩ Minh nhận định.

Bệnh viện “căng sức” với quá tải

Bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, lý giải: Nhiều dịch bệnh tăng nhanh cùng lúc và đang ở giai đoạn đỉnh dịch. Đồng thời, tâm lý lo lắng của phụ huynh muốn con hưởng sự chăm sóc y tế tốt nhất nên đã đổ dồn về tuyến trên ở TP.HCM trong khi nhiều bệnh có thể điều trị tại bệnh viện địa phương. Đó là nguyên nhân khiến các bệnh viện nhi đang quá tải đột biến.

“Chúng tôi đã tăng cường mỗi ngày từ 5 - 10 bàn khám ở khu khám bệnh. Ngay cả vào giờ nghỉ trưa từ 11 giờ 30 - 12 giờ 30, chúng tôi cũng huy động các điều dưỡng, bác sĩ làm thêm để giải quyết số bệnh nhi còn lại từ sáng”, bác sĩ Liên nói.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng che chắn, cải tạo tại hành lang, lắp quạt, bố trí thêm được 150 giường so với năm 2014. Phòng cấp cứu, đang từ 8 giường lưu bệnh cũng được nâng lên thành 20 giường.

Qua đó, bác sĩ Liên khuyến cáo phụ huynh hãy chung tay với ngành y tế; bằng cách: giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, quan tâm tới vệ sinh và dinh dưỡng của con cái để trẻ có thể trạng tốt, sức đề kháng cao với bệnh tật. Với những bệnh lý đơn giản, có thể điều trị tại bệnh viện địa phương, nếu dồn hết về bệnh viện tuyến trên sẽ quá tải. Mật độ bệnh nhi đông càng khiến nguy cơ lây nhiễm chéo của các bệnh gia tăng.

 

http://www.thanhnien.com.vn/suc-khoe/den-hanh-lang-cung-khong-con-cho-cho-benh-nhi-616746.html

TPHCM: Thời tiết bất thường, trẻ nhập viện đông kỷ lục

Thời tiết diễn biến thất thường, đầu tháng 9 tới nay, cùng một thời điểm, số trẻ mắc sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) và các bệnh lý về hô hấp thi nhau gia tăng tại miền Nam. Số trẻ tới khám chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi ở TPHCM đông một cách kỷ lục.

TS.BS Ngô Ngọc Quang Minh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay, Khoa khám bệnh mỗi ngày tiếp nhận trung bình khoảng 6.200 trẻ đến khám ngoại trú. Ở những thời điểm khác, số bệnh nhi khám bệnh cũng chỉ ở mức 5.200 trẻ/ngày.

Năm 2015 là năm dịch chồng dịch. Số bệnh nhi mắc SXH chưa có dấu hiệu giảm thì bệnh viện lại phải tiếp nhận một lượng quá lớn bệnh nhi mắc TCM và bệnh lý hô hấp. Theo đó, với bệnh SXH trong tháng 8, mỗi tuần chỉ có khoảng 40 bệnh nhân phải nhập viện. Tuy nhiên, đến tháng 9, số bệnh nhân tăng lên 70 cháu. Và tuần đầu tiên của tháng 10, đã có 110 cháu nhập viện. Bệnh TCM cũng không thua kém, các tuần đầu tiên của tháng 9 luôn có khoảng 150 bé phải nằm viện. Cuối tháng 9, số bệnh nhi gia tăng gấp đôi, lên đến 300 cháu. 

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, Bác sĩ Huỳnh Minh Thu – Phòng Kế hoạch Tổng hợp cho biết, số bệnh nhi mắc bệnh SXH, TCM và các bệnh lý về hô hấp tăng cao ở thời điểm này. Cao điểm nhất là những ngày cuối tháng 9, số bệnh nhi đến khám ngoại trú luôn ở mức sấp xỉ 7000. Ví dụ như ngày 28.9 có 7.349 cháu và ngày 29.9 là 7.093. Trẻ nhập viện điều trị nội trú cũng ở mức “khủng” với con số trên 2.000 trẻ/ngày.

http://laodong.com.vn/suc-khoe/tphcm-thoi-tiet-bat-thuong-tre-nhap-vien-dong-ky-luc-383810.bld

http://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-vien-qua-tai-ky-luc-vi-dich-benh-cap-tap-2015100515264619.htm

Thủ phạm gây ung thư nhiều gia đình đang vô tư sử dụng

Than tổ ong là nhiên liệu không thể thiếu ở nhiều gia đình, đặc biệt ở các thành phố lớn người dân tiết kiệm nhiên liệu bằng cách đun than tổ ong. Nhưng điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Ho khụ khụ vì than tổ ong

Chị Lê Thị Hoàn (sinh năm 1975, trú tại Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông, Hà Nội) làm nghề bán nước trà đá. Chị Hoàn kể cách đây mấy tháng, chị bị ho khụ khụ. Chị đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết chị bị viêm phế quản. Chị thấy cổ mình đau, ho rút ruột, rút gan. Chị Hoàn uống thuốc kháng sinh nhưng ho cả tháng vẫn không khỏi.

Khi chị đi khám tại BV Tai Mũi Họng, chị kể với bác sĩ chị làm nghề bán trà đá, hít khói thuốc thụ động từ người khác và gia đình chị cũng đun than tổ ong. Bác sĩ cho biết để điều trị dứt điểm viêm phế quản, chị phải bỏ đun than tổ ong và hạn chế tối đa việc tự mua thuốc về uống. Từ sau hôm đó, chị Hoàn về nhà bỏ hết than tổ ong đi không đun nữa và chị chuyển sang dùng bếp gas, đun nước bằng ấm điện.

Ông Trần Minh Khởi (trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) kể từ khi gas tăng giá, nhà ông mới đun bếp than tổ ong, xấp xỉ khoảng ba năm nay. Ông để bếp than ở gầm cầu thang ngoài sân. Tuy nhiên, ông Khởi thấy các lớp bê tông ở gầm cầu thang rỗ ra và rơi vữa, xi măng xuống, trơ cả sắt. Nhìn chiếc bếp than tổ ong tàn phá chiếu nghỉ cầu thang, ông Khởi đã bảo vợ con bỏ bếp than tổ ong đi không đun nữa. Tuy nhiên, cứ nhìn vào bê tông, ông lại ám ảnh sức nguy hiểm của than tổ ong với sức khỏe con người như thế nào.

Chị Vũ Thị Thanh (quê Nghệ An) làm phụ bếp cho một quán cơm bình dân ở cạnh Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội chia sẻ đun nấu ở trong một phòng chật chội, chủ cửa hàng sử dụng toàn than tổ ong, mỗi bếp năm viên than, có tới 4-5 bếp khiến không khí trong phòng rất ngột ngạt. Những ngày đầu mới đi làm lúc nào về nhà chị Thanh cũng thấy mệt và nhức đầu. Phải mất thời gian dài chị mới quen với đun bếp than tổ ong.

BS Đặng Thế Căn - nguyên Phó Giám đốc BV K Hà Nội, khẳng định khói từ than tổ ong và các chất SO2, CO từ than có thể gây nên nhiều bệnh viêm họng, viêm phế quản và đặc biệt là ung thư phổi. Dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng tác hại của than tổ ong đối với sức khỏe người dùng nhưng đã có nhiều trường hợp tử vong vì đốt than tổ ong sưởi ấm.

BS Căn cho biết không nên sử dụng than tổ ong nhiều, đặc biệt là ở các gia đình chật chội, đun trong nhà, đun trong bếp kín. Khí của than tổ ong có thể gây ngộ độc trường diễn.

Khí độc từ bếp than tổ ong có thể ăn mòn bê tông

PGS Trần Hồng Côn, giảng viên khoa Hóa học Trường ĐH Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết than tổ ong rất nguy hiểm. Đặc biệt, than tổ ong thường được làm từ than cám, than vụn, than kém chất lượng chứa một lượng lớn lưu huỳnh. 

Theo nguyên lý, khi đốt ở một nhiệt độ nhất định, cacbon sẽ kết hợp với ôxy có trong không khí tạo thành cacbon dioxit - CO2 và nhiệt lượng Q. CO2 là một khí độc không có tác dụng duy trì sự sống, nhất là khi tồn tại trong một căn phòng nhỏ, kín, nó sẽ đẩy các chất khí nhẹ hơn như là O2 ra ngoài để chiếm chỗ. Những người ở trong phòng vì thế sẽ không có khí để thở.

Tuy nhiên, đó lại không phải là thủ phạm chính gây tử vong, mà nguy hiểm nhất, có khả năng đem đến cái chết nhanh chóng, nhẹ nhàng, lại là khí monoxit cacbon (CO). Đây là một loại khí cực kỳ độc, được xếp đầu bảng, không màu, không mùi, không tan trong nước và chiếm một lượng lớn nhất trong quá trình đốt than. Nếu trong phòng chật, kín thì chỉ cần ủ một viên than cũng đã đủ làm chết tất cả những người ở trong đó. Nạn nhân bị thiếu ôxy một cách trầm trọng, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Khi đốt than tổ ong cũng tạo ra những hợp chất hữu cơ độc hại khác, có khả năng gây tử vong như metan, benzen và các hợp chất hữu cơ nhân thơm rất độc hại và có khả năng gây ung thư...

Đối với tường bê tông, PGS Côn cho biết khi đốt than tổ ong, có lưu huỳnh, lưu huỳnh kết hợp với ôxy tạo thành SO2, loại chất này tác dụng rất mạnh khi gặp bê tông, tường xây, vôi vữa vì thành phần có cacbon. Chính vì thế, khi đun than tổ ong, để ở gần bờ tường, gần khối bê tông chỉ một thời gian sau là bờ tường sẽ rỗ, vỡ mảng ra. Chưa hết, PGS Côn cho biết khí SO2 còn có thể làm rỗ đá, sàn đá.

http://phapluattp.vn/suc-khoe/thu-pham-gay-ung-thu-nhieu-gia-dinh-dang-vo-tu-su-dung-582763.html

     Đưa thiết bị tiết kiệm năng lượng vào bệnh viện

Những thiết bị của dự án bệnh viện xanh - dự án thúc đẩy xây dựng bệnh viện xanh thông qua nâng cao sử dụng năng lượng hiệu quả và môi trường tại Việt Nam - vừa được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức.

 
 

Việc đưa vào sử dụng những máy điều hòa thế hệ mới, tủ hệ thống quản lý năng lượng, bộ thông gió nhiệt thải và bộ quạt đảo gió sẽ giúp Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức tiết kiệm đến 830.261 kWh, tương đương 1,2 tỉ đồng/năm và giảm phát thải 518 tấn CO2/năm, theo đánh giá của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC HCMC).

Ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc ECC HCMC, cho biết thực hiện tiết kiệm năng lượng cho các bệnh viện không chỉ góp phần tiết kiệm năng lượng cho quốc gia, mà còn cải tạo thiết thực giúp môi trường trong lành hơn, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ cho các bệnh viện…

Bước đầu dự án bệnh viện xanh sẽ thực hiện mô hình thí điểm tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

Dự án do Tập đoàn Mitsubishi viện trợ, dưới sự giám sát và quản lý của Nedo Nhật Bản và các đơn vị Việt Nam tham gia cùng thực hiện dự án.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151003/thiet-bi-xanh-vao-benh-vien/979291.html

Khám chữa bệnh ở phòng máy lạnh phải trả thêm tiền

Quy định vừa được UBND thành phố Hà Nội ký ban hành. Từ tháng 10-2015, bệnh nhân khám chuyên khoa, khám lâm sàng chung ở các phòng khám bệnh viện Hà Nội có lắp máy lạnh phải trả thêm 10.000 đồng/lượt. 

Người bệnh nằm giường bệnh hồi sức cấp cứu ở phòng có máy điều hòa sẽ phải trả thêm 58.000 đồng/ngày đêm, chi phí này chưa bao gồm phí sử dụng máy thở.

Nằm phòng bệnh có gắn máy điều hòa của tất cả khoa phòng còn lại, người bệnh sẽ phải chi trả thêm 24.000 - 53.000 đồng/ngày giường bệnh.

Dịp này, Bảo hiểm xã hội VN cho biết kể từ ngày 15-10, mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế của quân nhân, cán bộ chiến sĩ công an nhân dân bằng 4,5% lương tối thiểu hoặc lương cơ sở tùy đối tượng.

Kể từ ngày 
1-1-2016, quân nhân, cán bộ chiến sĩ công an nhân dân khám chữa bệnh tại tuyến xã phường và quận huyện được bảo hiểm y tế chi trả 100% viện phí.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151005/kham-chua-benh-o-phong-may-lanh-phai-tra-them-tien/979759.html

Kiểm tra nguồn nước nghi gây ung thư cho cả ấp

Thống kê từ năm 2010-2015 cho thấy đã có 21 người sống tại ấp Bình Hòa, thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ, Long An mắc bệnh ung thư, trong đó 9 người đã chết.

 
 

Ngày 5-10, Sở Y tế tỉnh Long An cho biết đã kiểm tra nguồn nước tại trạm cấp nước số 1, ấp Bình Hòa, thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ, Long An.

Người dân khu vực này hoang mang, nghi ngờ nguồn nước gây ra khả năng bệnh ung thư bởi theo kết quả điều tra của Sở Y tế Long An, từ năm 2010 đến tháng 8-2015 tại ấp Bình Hòa có 21 người mắc bệnh ung thư.

Trong số đó, 9 người đã tử vong gồm 4 trường hợp ung thư phổi, 1 trường hợp ung thư đại tràng, 3 người ung thư gan, 1 người ung thư tụy với độ tuổi từ 38 đến 72 tuổi.

Sở y tế Long An đã phân công Trung tâm y tế dự phòng Long An phối hợp với Trung tâm y tế huyện Tân Trụ đi kiểm tra nguồn nước ở trạm cấp nước số 1, ấp Bình Hòa.

Kết quả xét cho thấy độ đục và sắt tổng cộng trong nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế, nhưng chưa phát hiện tác nhân gây ô nhiễm.

Bản kết luận của Sở Y tế cho biết hiện tại sơ bộ chưa đủ yếu tố xác định bệnh ung thư do nguồn nước gây ra. Để có cơ sở khoa học cần có nghiên cứu theo phương pháp đối chứng.

Trước đó, người dân ở ấp Bình Hòa rộ lên thông tin cho rằng số người mắc bệnh ung thư quá nhiều là một hiện tượng bất thường và nghi ngờ nguồn nước họ đang sử dụng ở trạm cấp nước số 1 ấp Bình Hòa có vấn đề. UBND tỉnh Long An đã đề nghị Sở Y tế Long An kiểm tra nguồn nước này.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151005/kiem-tra-nguon-nuoc-nghi-gay-ung-thu-cho-ca-ap/980131.html

Dịch sốt xuất huyết lên đỉnh, ai cũng có thể mắc bệnh

Cuộc giao lưu về phòng chống dịch sốt xuất huyết diễn ra từ 9-11g sáng 5-10, từ hai điểm cầu tại Hà Nội và TP.HCM với khách mời đến từ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế và các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP.HCM.

* Mùa dịch sốt xuất huyết năm nay xuất hiện đồng thời với nhiều loại bệnh khác cũng có sốt, vậy phân biệt thế nào là sốt xuất huyết? Thế nào là các loại bệnh cùng có biểu hiện sốt khác? (Trần Triều, TP.HCM)

Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm riêng về dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm.

Người ta thường nghĩ đến bệnh nhân bị mắc bệnh sốt xuất huyết khi người đó đang sống trong vùng có dịch và xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao đột ngột, liên tục, kéo dài từ 2 -7 ngày.

Từ ngày thứ ba, bắt đầu xuất hiện các biểu hiện xuất huyết như xuất huyết dạng chấm trên da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu củng mạc mắt.

Một số trường hợp có thể có rong kinh hoặc hành kinh sớm trước kì kinh. Nặng hơn có thể xuất huyết ở các nội tạng như: xuất huyết tiêu hóa.

Một số trường hợp có thể xuất hiện tràn dịch ở màng bụng, màng phổi do thoát quản dịch khỏi lòng mạch có thể dẫn tới sốc nếu không được điều trị kịp thời có thể bị tử vong.

Xét nghiệm có thể thấy tiểu cầu hạ, men gan tăng hoặc các biểu hiện xét nghiệm liên quan đến sốc.

Trong ba ngày đầu, người ta có thể làm xét nghiệm tìm kháng nguyên NS1, sau đó có thể làm xét nghiệm tìm IgM để khẳng định bị sốt xuất huyết Dengue hay không. 

* Đốt hương muỗi liệu có xua được muỗi gây dịch sốt xuất huyết? (Trúc Đào, daotrucanh11@)

Ông Nguyễn Văn Kính: Đốt hương trừ muỗi có thể xua đuổi được muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nhưng khi hết mùi hương thì muỗi lại quay trở lại.

* Có vắc xin phòng sốt xuất huyết hay chưa? Nếu chưa có thì cách phòng bệnh đặc hiệu nhất là gì? (Metamvong@)

Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, chúng ta sử dụng các biện pháp dự phòng không đặc hiệu để ngăn chặn bệnh:

 + Thứ nhất, đối với mỗi cá nhân tìm mọi cách để tránh muỗi đốt như: xoa kem chống muỗi vào chỗ da hở, đi ủng khi vào vùng có muỗi, mặc quần áo dài tay, ngủ phải mắc màn...

+ Thứ hai, đối với gia đình và cộng đồng tìm mọi cách để loại bỏ nơi muỗi có thể đẻ trứng. Muỗi vằn thường đẻ trứng vào chỗ nước sạch như những ổ chứa nước mưa (vỏ lốp xe, bát đỉa bị vỡ, gáo dừa, lọ đựng bình hoa, nước thải từ tủ lạnh, nước đựng ở những chân chạn...). Thực hiện khẩu hiệu "không có loăng quăng (bọ gậy) thì không có sốt xuất huyết). Có thể thả cá vào những bể chứa nước để cá ăn bọ gậy, đậy kín chum vại chứa nước ăn...

+ Thứ ba, ngành y tế dự phòng tiếp tục phun thuốc diệt muỗi nhất là phun thuốc trước khi có dịch dựa theo chu kỳ xuất hiện bệnh hằng năm.

+ Thứ tư, khi có triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 

* Từ lứa tuổi nào có thể mắc sốt xuất huyết, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có thể mắc căn bệnh này không? (Mebaubi@)

Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Ai cũng có thể bị mắc sốt xuất huyết nếu muỗi truyền bệnh từ người mắc bệnh sang.

* Đối tượng nào dễ bị biến chứng nguy hiểm nhất khi mắc sốt xuất huyết? (Lương Hòa, Bình Thạnh, TP.HCM)

- Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương:Những bệnh nhân bị sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên, li bì, mệt mỏi nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu cầu hạ, đau tức vùng gan là những dấu hiệu báo hiệu dễ đi vào sốc Dengue dẫn tới tử vong. 

* Tôi được biết là muỗi gây bệnh có thể ẩn nấp ở lọ hoa, vậy làm sao để tránh muỗi hay là không được để các lọ hoa có nước trong gia đình? (Hoa Hồng, honghoa88@)

 - Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Phải thay đổi nước trong lọ hoa thường xuyên, hằng ngày để muỗi không còn chỗ đẻ trứng. 

* Ở khu vực tôi sống đang có người bệnh mắc sốt xuất huyết, như vậy có phải tôi cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu bị muỗi đốt hay không?  (Công Bình, binhan33@)

PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM: Khi có người mắc bệnh sốt xuất huyết, nghĩa là muỗi khu vực đó đã có vi rút gây bệnh, người sống ở khu vực đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Do vậy, phải diệt hết muỗi tại nơi có bệnh nhân và diệt sạch lăng quăng tại nơi đó để không có muỗi mới xuất hiện.

Thời gian đầu của biểu hiện bệnh, đặc biệt là 5 ngày đầu, là lúc vi rút dengue phát triển trong cơ thể người bệnh, tạo cơ hội cho muỗi đốt và làm lây lan sang người khác, do đó cần bảo vệ người mắc bệnh trong thời gian này như ngủ mùng..., không để tác nhân truyền bệnh có cơ hội lây lan cho người khác. Điều cơ bản là phải diệt sạch lăng quăng ở khu vực đó.

* Muỗi gây dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện vào thời điểm nào, phòng chống muỗi gây bệnh thế nào cho hiệu quả? (Ngọc Huy, huy99@)

Ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng phỏng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát trển mạnh ở nhiệt độ 25-35 độ C và vào mùa mưa. Muỗi thường đẻ ở các dụng cụ chứa nước sạch như bể nước, chum vại lu khạp, lọ hoa, bát kê chân chạn, bình trồng cây thủy sinh, bể cảnh, vật liệu phế thải như mảnh sành vỡ, chai lọ, vỏ dừa, lốp xe, các máng nước nuôi gia súc gia cầm, khay nước điều hòa, tủ lạnh.

Trứng muỗi có thể bám vào thành các dụng cụ này và sống được trong 6 tháng khi mưa xuống, trứng ngập nước sẽ nở thành lăng quăng và phát triển thành muỗi. Virus truyền bệnh có thể truyền từ muỗi mẹ sang đời sau qua trứng.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc tính là xuất hiện và đốt người vào ban ngày, nhất là lúc chập choạng (sáng sớm hay chiều tối).

Để phòng tránh muỗi hiệu quả cần diệt muỗi, diệt lăng quăng bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng kem xua muỗi...

* Việc quá tải ở các bệnh viện được nói từ năm này qua năm khác. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có xảy ra tình trạng quá tải không? Theo bác sĩ, cần có chiến lược chung nào? Riêng bệnh viện có những biện pháp gì trước những mùa quá tải, như mùa dịch sốt xuất huyết chẳng hạn? Cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Đình Lộc, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương:Hiện nay, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là tuyến đầu ngành để điều trị bệnh sốt xuất huyết nên chỉ có những ca bị mắc bệnh nặng mới được chuyển đến còn hầu hết các cơ sở y tế khác đều có thể chữa được bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh viện đã kết hợp với hệ thống các bệnh viện vệ tinh để giảm tải cho nên đến nay bệnh viện không bị quá tải. Về chiến lược chung để giảm quá tải bệnh viện cần nhiều biện pháp đồng bộ.

Thứ nhất: Chúng ta thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh, không có bệnh nhân thì bệnh viện không quá tải.

-  Thứ hai: Triển khai các biện pháp đồng bộ, gắn kết giữa các cơ sở điều trị trong hệ thống y tế đặc biệt là kết hợp với hệ thống bệnh viện vệ tinh, chuyển giao kĩ thuật cho các tuyến để đảm bảo các bác sĩ đều có thể chẩn đoán và điều trị có hiệu quả bệnh sốt xuất huyết.

Thứ ba: Có thể xây dựng thêm các bệnh viện để có thêm giường tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nhất là khi có dịch.

* Có nên sử dụng các loại hóa chất bán ngoài thị trường để tự phun trừ muỗi không, thưa bác sĩ? (Trọng Khương, khuongtrong@)

Ông Nguyễn Đức Khoa: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết không đậu trên tường, nên muốn diệt muỗi sốt xuất huyết thì phải phun khí dung, hóa chất lơ lửng trong không gian với các hạt hóa chất cực nhỏ bằng máy phun ULV chuyên dụng.

Việc sử dụng hóa chất diệt muỗi nên theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để đảm bảo hiệu quả, an toàn, đúng kỹ thuật và không gây hại cho người, vật nuôi và môi trường.

Trong thời gian có dịch, người dân cần tích cực phối hợp với cơ quan y tế để phun hóa chất bằng máy phun có động cơ, không nên tự ý mua hóa chất và phun trừ muỗi tại nhà.

* Vì sao có hiện tượng sốt xuất huyết ở người lớn lại tăng mạnh trong thời gian qua? Có phải do nguyên nhân tác nhân gây bệnh có biến đổi? (lamanh@)

Ông Nguyễn Văn Kính: Cho đến nay tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết không có gì thay đổi. Tuy nhiên, do thay đổi về môi sinh, thay đổi về lối sống và đặc biệt thay đổi về vi khí hậu làm cho trái đất nóng lên, vệ sinh môi trường không được đảm bảo, tạo nhiều cơ hội cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển.

Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết lại chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cơ hội để muỗi truyền bệnh từ người mắc bệnh sang người lành rất dễ dàng làm thay đổi diện mạo dịch tễ của bệnh.

Hơn nữa, sốt xuất huyết không gây ra miễn dịch bền vững, bệnh lại có nhiều thứ nhóm khác nhau. Vì vậy, dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi và có xu hướng tăng lên ở người lớn.  

* Nhà tôi ở khu vực khô ráo, không có rãnh nước lộ thiên mà vẫn bị sốt xuất huyết thì muỗi ẩn nấp ở đâu, làm sao để phòng trừ? (Cúc Đại Đóa, Gò Vấp, TP.HCM)

PGS.TS.Phan Trọng Lân: Bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền bệnh. Bạn đã mắc bệnh sốt xuất huyết có nghĩa là khu vực bạn đang sống (trong nhà hoặc xung quanh nhà) có lăng quăng, có muỗi vằn và muỗi vằn đã nhiễm vi rút sốt xuất huyết.

Các ổ chứa lăng quăng chủ yếu là:

o    Dụng cụ chứa nước sinh hoạt: lu, khạp, hồ chứa nước.

o    Các vật dụng linh tinh trong nhà: bình bông, đĩa kê chậu kiểng, chậu kiểng đọng nước, chỗ đọng nước thoát của máy lạnh, xô, thùng ngoài vườn…

o    Vật phế thải xung quanh nhà: vỏ xe, lon nước ngọt, vỏ dừa, vỏ cơm hộp, máng xối…

Có thể lăng quăng nằm trong nhà, ngoài nhà, hoặc khu vực xung quanh nhà mà bạn chưa phát hiện được. Bạn cần kiểm tra quanh nhà từ tầng thượng nơi để hồ nước đến từng phòng và nhà tắm; từ trong nhà ra ngoài sân, phía sau hè nhà.

Bạn có thể mở rộng khu vực kiểm tra rộng ra xung quanh, và vận động hàng xóm tham gia cùng để kiểm tra, phát hiện và loại trừ ổ lăng quăng ở khu vực, kể cả khu công cộng, công trường xây dựng, nếu có.

Bản thân bạn đang bị mắc sốt xuất huyết, trong vòng 5 ngày đầu, cần tự bảo vệ tránh để muỗi chích, tạo cơ hội cho muỗi lây truyền bệnh thêm. Đồng thời diệt sạch lăng quăng, để không tạo muỗi mới, cắt đứt đường lây truyền bệnh sang người khác.

* Ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân có "nằm xếp lớp" (hai ba người một giường, nằm ngoài hành lang) như các bệnh viện khác không? Nếu không đến bệnh viện của ông khi bị sốt xuất huyết thì đến đâu cũng được điều trị tốt, thưa ông? (Loan Nghi, loan8990@)

Ông Nguyễn Văn Kính: Hiện nay, bệnh viện đã kết hợp tốt với hệ thống các bệnh viện vệ tinh nên chỉ các ca nặng mới chuyển đến bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để giảm quá tải.

Nếu bị sốt xuất huyết bình thường, bạn có thể đến bất kì cơ sở, bệnh viện nào để được điều trị bởi vì Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue áp dụng cho tất cả các bệnh viện. 

* Nếu không có bảo hiểm y tế thì việc điều trị sốt xuất huyết có chi phí khoảng bao nhiêu? (Mỹ Tiên, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Kính: Chi phí sốt xuất huyết tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, nằm điều trị ngắn ngày hay dài ngày. Tùy vào từng trường hợp, các bệnh viện sẽ tính chi phí phù hợp cho từng người bệnh. 

* Sau khi bị bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để nhanh hồi phục sức khỏe? Nếu phát hiện trễ thì có để lại di chứng gì sau bệnh không? (Ngọc Hiền, Cà Mau)

Ông Nguyễn Văn Kính: Bệnh sốt xuất huyết không có kiêng khem gì về ăn uống nên sau khi hết sốt bạn có thể ăn thỏa thích các thứ mình muốn nhưng tập trung ăn những thức ăn nhiều chất bổ dưỡng như thịt, cá, trứng... Bệnh khỏi không để lại di chứng gì dù được phát hiện muộn hay sớm.

* Hóa chất phun trừ muỗi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người sống trong khu vực bị phun hóa chất hay không? (Trần Thị Thục, Cần Thơ)

Ông Nguyễn Đức Khoa: Hóa chất diệt muỗi được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đều là những hóa chất đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo an toàn với người, gia súc, gia cầm và đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.

Những hóa chất này cũng đã được các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đánh giá, khảo nghiệm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tuy vậy khi phun hóa chất diệt muỗi người dân cần che đậy, thu dọn thực phẩm, nước uống, di chuyển người, vật nuôi ra khỏi khu vực phun, đóng cửa sổ, cửa ra vào để muỗi không bay ra ngoài. Người trong gia đình chỉ vào nhà sau 60 phút kể từ khi phun hóa chất.

* Sốt xuất huyết có phải căn bệnh có thể lây lan hay không? Nếu là bệnh lây thì làm sao để tránh khỏi bị lây? (Tuyết Mai, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Kính: Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác do muỗi truyền. Để tránh bị lây thì phải điều trị khỏi những người mắc bệnh và tiêu diệt muỗi truyền bệnh bằng các cách đã nêu ở trên. 

* Bà mẹ mang thai khi bị sốt xuất huyết có những nguy cơ gì thưa ông? (Lieenquynh@)

Ông Nguyễn Văn Kính: Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai không có gì khác biệt so với những người khác bị bệnh trừ khi bệnh nhân bị sốt cao liên tục, có xuất huyết ở trong tử cung có thể dẫn tới sẩy thai hoặc đẻ non. 

* Kính được hỏi Viện trưởng Viện Pasteur, hiện có loại vắc xin phòng tránh bệnh sốt xuất huyết không? Cụ thể nó như thế nào? Phòng được bao nhiều %? (Lê Hòa Mỹ, TP.HCM)

PGS.TS.Phan Trọng Lân: Hiện nay, vắc xin sốt xuất huyết vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu. Có ít nhất 4 công ty vắc xin đang tham gia nghiên cứu sản xuất vắc xin sốt xuất huyết.

Việt Nam là một trong các quốc gia được chọn tham gia giai đoạn III vì nước ta lưu hành sốt xuất huyết cao và Viện Pasteur TP.HCM là đơn vị thử nghiệm lâm sàng vắc xin có uy tín vì có đội ngũ nghiên cứu viên có năng lực và có quy trình nghiên cứu được đánh giá là có chất lượng từ Bộ Y tế và từ các đoàn kiểm tra quốc tế của các nghiên cứu thử nghiệm vắc xin trước đây.

Có tổng cộng 6 nghiên cứu giai đoạn III được triển khai cùng lúc trên 12 quốc gia lưu hành sốt xuất huyết của châu Á Thái Bình Dương (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt nam, Úc, Ấn độ, Singapore) và Châu Mỹ La tinh (Columbia, Honduras, Braxin, Puerto Rico và Mexico). Các nghiên cứu thực hiện trên các trẻ em khỏe mạnh tình nguyện tham gia vào nghiên cứu giai đoạn III của vắc xin sốt xuất huyết. Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức các quốc gia và Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US. FDA) phê duyệt và giám sát việc triển khai nghiên cứu nhằm đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho trẻ tham gia nghiên cứu, đồng thời đảm bảo tính khoa học và chính xác của kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu cũng được sự quan tâm và giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện vắc xin quốc tế (IVI).

Kết quả nghiên cứu đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phòng chống sốt xuất huyết dengue trên thế giới vì lần đầu tiên nhân loại đã phát minh ra vắc xin ngừa được bệnh sốt xuất huyết dengue và chứng minh được rằng bệnh sốt xuất huyết dengue hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc xin

Kết quả nghiên cứu giai đoạn III ở châu Á và châu Mỹ La tinh cho thấy hiệu quả vắc xin sốt xuất huyết ở nhóm trẻ từ 9 tuổi trở lên đạt 66%, ngừa được 81% ca sốt xuất huyết nhập viện và 93% ca sốt xuất huyết nặng. Đối với nhóm trẻ dưới 9 tuổi, hiệu quả thấp hơn, đạt 44%, ngừa được 56% ca sốt xuất huyết nhập viện và 67% ca sốt xuất huyết nặng. Kết quả của nhóm 9 tuổi trở xuống còn cần phải theo dõi hết thời gian nghiên cứu - 5 năm sau khi tiêm vắc xin - để có kết quả đánh giá hoàn chỉnh sau cùng nhằm đảm bảo đánh giá được một vắc xin thực sự hiệu và an toàn cao.

Các phản ứng sau tiêm chủng của vắc xin sốt xuất huyết là tương đương hoặc thấp hơn so với các vắc xin đang lưu hành. Vắc xin không gây bất kỳ biến cố nghiêm trọng nào.

Dựa vào kết quả này, nhà sản xuất đang tiến hành đăng ký lưu hành sản phẩm sử dụng cho người từ 9 tuổi trở lên để ngừa bệnh sốt xuất huyết, trước hết là tại các quốc gia đã tiến hành nghiên cứu giai đoạn III, trong đó có Việt Nam.

* Việc phòng dịch sốt xuất huyết được nhà nước ta đưa ra bằng những biện pháp nào, thưa cục trưởng? (Tấn Hoài, Hà Nội)

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Sốt xuất huyết có ở VN từ những năm 1958, và hiện đã thành dịch lưu hành, với số mắc hàng năm từ 50-100 ngàn trường hợp, với khoảng 100 người tử vong/năm, Đặc biệt năm 1987 có số mắc trên 300 ngàn trường hợp, trên 1000 trường hợp tử vong.

Sốt xuất huyết hiện nay đang lưu hành khoảng 100 quốc gia và có xu hướng ngày càng lan rộng và là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng phải quan tâm. Do đó, nhà nước ta cũng đang rất quan tâm tới việc phòng chống căn bệnh này, nhằm giảm số các trường hợp mắc và tử vong đến mức thấp nhất, và hiện nay dịch cũng đã giảm nhiều so với giai đoạn những năm 1980.

Sốt xuất huyết đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về  y tế. Việc phòng chống sốt xuất huyết cũng được thủ tướng giao trách nhiệm cho UBND các cấp chỉ đạo thực hiện với sự tham mưu của ngành y tế.

Với các hoạt động cụ thể như tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, ngành y tế có trách nhiệm phát hiện sớm các ổ dịch, tổ chức phun hóa chất để xử lý ổ dịch, tích cực điều trị bệnh nhân để giảm tử vong.

VN cũng đang phối hợp với quốc tế để sản xuất vắc xin cũng như thử nghiệm các tác nhân sinh học để phòng chống dịch.

Tuy vậy, hoạt động phòng chống dịch hiện nay cũng đang gặp khó khăn do kinh phí của chương trình mục tiêu bị cắt giảm 40%, sự quan tâm của một số địa phương chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cho công tác phòng chống dịch.

* Trong điều kiện sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh thì ổ chứa bệnh thường là những vật dụng gì? Ta có thể làm gì để chống bệnh? (Lê Tiên, tienlee2015@)

- PGS.TS.Phan Trọng Lân: Lăng quăng của muỗi vằn thường sống trong các vật chứa trong nhà, ngoài nhà và khu vực công cộng. Ở TP.HCM, ổ chứa lăng quăng rất đa dạng bao gồm vât chứa nước sinh hoạt (lu, hồ, khạp, hầm nước), vật chứa nước khác (bình hoa, chậu kiểng, chân chén) và vật phế thải (vỏ xe, vỏ dừa, lon nước, vỏ hộp cơm).

Ở ngoại thành, ổ chứa lăng quăng chủ yếu là vật chứa nước sinh hoạt và vật chứa nước khác. Ở nội thành, chủ yếu là vật chứa nước khác như bình hoa, chậu kiểng, vật phế thải ở khu vực công viên, công trường xây dựng.

Đối với khu vực trọng điểm, có dịch, người dân cần phối hợp với chính quyền các cấp, mở cửa khi nhân viên đến phun hóa chất nhằm diệt hết các quần thể muỗi nhiễm, ngăn chặn lây lan dịch.

Tuy nhiên, giải pháp này chỉ diệt được muỗi trưởng thành, sau 7 ngày lại sinh ra muỗi từ lăng quăng.

Để giải quyết gốc rễ, cần phải loại bỏ lăng quăng, không để có cơ hội phát triển thành muỗi. Việc này cần sự tham gia của xã hội và cộng đồng:

1. Chính quyền các cấp chỉ đạo việc cải tạo vệ sinh môi trường, không để tồn động các vũng nước động, thu gom vật phế thải từ các nhà dân,… phát động các phong trào vệ sinh môi trường phòng bệnh.

2. Đối với cộng đồng, mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để thực hiện:

- Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy nắp kín các lu, khạp;

- Thay nước ở các bình bông; thả muối vào chén nước kê chân chạn;

- Dọn dẹp, loại bỏ vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, không để lăng quăng phát triển, nguy cơ lan truyền bệnh SXH. 

- Trong nhà: Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo bừa bộn để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi; Cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày; Làm lưới che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà; Dùng nhang xua muỗi, bình xịt diệt côn trùng, vợt điện trong những giờ cao điểm muỗi thường hoạt động (sáng sớm và chiều tối); Phun diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn (tổ, ấp, khu phố...) chỉ thực hiện khi đúng chỉ định của cơ quan Y tế địa phương và do cơ quan y tế thực hiện.

* Những khu vực nào đang là cao điểm của dịch sốt xuất huyết hiện nay và người dân phải làm gì để phòng tránh? (Cao Thị Liên, liencao762@)

PGS.TS. Phan Trọng Lân: Việt Nam nằm ở khu vực có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện lý tưởng cho muỗi và tác nhân gây bệnh sinh sôi và phát triển quanh năm.

Nơi đâu có muỗi vằn, có lăng quăng là có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Với tốc độ giao thương phát triển nhanh như hiện nay, muỗi vằn cũng di chuyển xa hơn bằng các phương tiện giao thông của con người, do đó, nơi nào có vật chứa nước sẽ trở thành nơi có nguy cơ bị lây truyền sốt xuất huyết.

Người dân ở khắp mọi miền đất nước cần cảnh giác với bệnh chứ không chỉ ở khu vực cao điểm hay điểm nóng. Mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình và cộng đồng cần kiên trì, thường xuyên dành 10 phút mỗi tuần để kiểm tra và phát hiện lăng quăng ở các vật chứa nước, vật linh tinh, phế thải trong nhà, quanh nhà, và khu vực công cộng, như vậy, bạn đã góp phần vào phòng ngừa sốt xuất huyết cho cộng đồng.

* Quá tải bệnh viện năm nào cũng nghe nói. Theo các bác thì biện pháp cần có của Bộ Y tế là gì? (Lê Nam, Bắc Giang)

Ông Trần Đắc Phu: Trước tiên phải nói rằng làm tốt công tác phòng dịch nhằm giảm thấp nhất số người mắc sẽ giảm tối đa số người nhập viện. Khi đó, bệnh viện không bị quá tải trong việc điều trị các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.

Trong thời gian qua có sự quá tải các bệnh viện tuyến T.Ư, trong đó có bệnh nhân sốt xuất huyết. Tuy vậy, người mắc bệnh dịch có người biểu hiện nặng hoặc biểu hiện nhẹ, có người chỉ sốt đơn thuần. Nên chúng tôi khuyên rằng khi bị bệnh, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn điều trị.

Nếu bệnh nhẹ, có thể điều trị tạo tuyến dưới, không cần lên tuyến trên, nếu bệnh nặng có thể được đưa lên tuyến trên để điều trị kịp thời tránh diễn biến nặng, tử vong.

Hiện nay Bộ Y tế đang triển khai các hoạt động phân tuyến để giảm tải tuyến trên, đồng thời tập huấn cho cán bộ tuyến dưới để có đủ năng lực điều trị cho người dân.

* Theo quan niệm dân gian, đã bị sốt xuất huyết một lần rồi thì hiếm khi bệnh lại. Điều này có đúng không? (Ngọc Thùy, Bình Thạnh, TP.HCM)

PGS.TS.Phan Trọng Lân: Vi rút dengue gây bệnh sốt xuất huyết có tổng cộng 4 tuýp khác nhau. Khi nhiễm bất kỳ một tuýp vi rút dengue nào, cơ thể bạn sẽ miễn nhiễm suốt đời và không mắc bệnh lại với chỉ tuýp đó, nhưng các tuýp vi rút dengue khác thì không.

Do vậy, về lý thuyết, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết bốn lần trong cả đời người. Nếu một người mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó có thể còn mắc bệnh thêm ba lần nữa bởi các tuýp vi rút dengue còn lại.

* Viện Pasteur TP.HCM đã tham gia phòng chống dịch sốt xuất huyết giúp người dân bằng những cách thức, chiến lược ngắn hạn, dài hạn như thế nào? Cảm ơn ông (Trần Kim, kimkimtran@)

PGS.TS.Phan Trọng Lân: Bệnh SXH chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng chống SXH là biện pháp tổng thể, kể cả khi nghiên cứu vắc xin ngừa bệnh SXH thành công thì để kiểm soát triệt để bệnh SXH vẫn rất cần sự ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ dân, vai trò chỉ đạo của Chính quyền cơ sở và nỗ lực của Y tế trong kiểm soát sớm, hiệu quả các ổ dịch SXH, cụ thể bao gồm:

o    Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi của người dân trong việc tự áp dụng các biện pháp phòng chống SXH tại nhà.

o    Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chính quyền các cấp trong hỗ trợ nguồn lực, huy động Ban ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ cùng ngành Y tế trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch SXH.

o    Giám sát chặt chẽ ca bệnh tại cộng đồng và đưa ra đáp ứng kịp thời để kiểm soát sớm tình hình SXH.

o    Xã hội hóa và huy động các lực lượng, nguồn lực trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát SXH.

o    Đầu tư nguồn lực cho ngành Y tế để thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát dịch SXH.

Tất cả các giải pháp phòng chống sốt xuất huyết nếu chỉ có ngành y tế đơn độc thực hiện sẽ không thể kiểm soát bệnh một cách hiệu quả mà cần sự tham gia đồng bộ từ chính quyền các cấp và cộng đồng người dân dưới sự hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn từ ngành y tế.

* Mùa sốt xuất huyết thường rơi vào tháng nào trong năm? Bệnh viện khi vào mùa có tăng cường bác sĩ hay nhân viên y tế không? Có dịch vụ bác sĩ gia đình không? (Trịnh Võ, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Kính: Bệnh sốt xuất huyết Dengue đã trở thành bệnh dịch lưu hành ở nước ta nên nó xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào mùa mưa thì số ca mắc bệnh có vẻ tăng lên vì điều kiện cho muỗi vằn đẻ trứng sau mưa tăng.

Hiện nay khung biên chế của bệnh viện được chính phủ quy định cho nên dù có dịch hay không thì số cán bộ, nhân viên không tăng nhưng bệnh viện sẽ bố trí làm thêm ca, thêm giờ để phục vụ bệnh nhân. Hiện nay, bệnh viện chưa thực hiện dịch vụ bác sĩ gia đình. 

* Nếu mùa dịch mà bị sốt xuất huyết một lần rồi thì có nguy cơ bị lại nữa không? (Phan Nhân, nhanphankhanh@)

Ông Nguyễn Văn Kính: Bạn vẫn có nguy cơ mắc lại vì sốt xuất huyết Dengue có tới 4 tuýp huyết thanh, mỗi lần có thể mắc một tuýp khác nhau.

* Nếu bị sốt xuất huyết nhưng muốn điều trị tại nhà thì có biện pháp nào? Cảm ơn ông (Long Khôi, khoilong88@)

Ông Nguyễn Văn Kính: Chỉ điều trị tại nhà đối với những bệnh nhân có triệu chứng mắc bệnh nhẹ, nếu có những dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục 39 độ C trở lên, nhức đầu nhiều, mệt mỏi dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều hoặc tiêu chảy, đau tức vùng gan, xuất huyết ở các niêm mạc (mắt, mũi, miệng...) thì cần phải đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

* Tình trạng quá tải bệnh tại bệnh viện như vậy thì có đảm bảo được sức khoẻ của người bệnh? Làm thế nào để tự bảo vệ mình khi nằm viện, nhất là dịch vào cao điểm? (Thúy Hiền, Nha Trang)

- Ông Nguyễn Văn Kính: Thật sự, việc quá tải chỉ xảy ra khi người dân không có hiểu biết hoặc quá lo sợ với bệnh tật cho nên dồn hết đến một cơ sở y tế, nhất là tuyết trung ương mới dẫn đến quá tải. Đối với sốt xuất huyết chỉ những trường hợp nặng, bị sốc mới cần phải nằm điều trị tại tuyến trung ương, những trường hợp khác hoàn toàn có thể nằm ở tất cả các bệnh viện các tuyến để điều trị.

 Vấn đề là phải xác định được sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nặng hay không để chuyển đúng tuyến để tránh được quá tải. Bộ Y tế đã có hướng dẫn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue rất chi tiết để các cơ sở y tế tuân thủ nên dù điều trị ở đâu bạn vẫn có thể đảm bảo được sức khỏe trừ trường hợp bị sốt mà đến bệnh viện quá muộn mà không kịp cứu chữa.

Để tránh phải nằm viện khi dịch vào cao điểm, tốt nhất bạn áp dụng tốt các biện pháp dự phòng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh, không có loăng quăng (bọ gậy) thì không có sốt xuất huyết.

* Phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm có chức năng cụ thể như thế nào khi dịch bệnh sắp xảy ra? Xin ông nói rõ với sốt xuất huyết thì Phòng sẽ làm gì có ích nhất cho người dân, thưa ông? (Bảo Quốc, quocbaoye@)

Ông Nguyễn Đức Khoa: Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và Phòng Kiểm dịch y tế biên giới là 2 phòng chức năng có nhiệm vụ giám sát, tham mưu, thực hiện các biện pháp kiểm soát sự xâm nhập dịch bệnh từ các nước vào VN và sự bùng phát lan rộng của các dịch bệnh trong nước.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, Phòng thực hiện nhiệm vụ giám sát nhằm phát hiện sớm các khu vực có nguy cơ xảy dịch để triển khai các biện pháp chủ động phòng chống dịch.

Đồng thời phối hợp xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho cán bộ y tế, khuyến cáo cho người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tham mưu cho Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.

* Sự khác biệt giữa sốt xuất huyết ban đầu khác với sốt thường như thế nào? Làm sao để nhận biết được sớm nhất để đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời? (Lê Thanh, Nam Định)

Ông Nguyễn Đức Khoa: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus truyền, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.

Sốt xuất huyết là có sốt và xuất huyết, sốt trong sốt xuất huyết cóđaặc điểm là sốt cao đột ngột, kèm theo đau đầu, buồn nôn, nôn, đau khớp, đau khắp mình mẩy, có thể kèm theo xuất huyết như nốt, mảng bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, máu cam, kinh nguyệt, đi ngoài ra máu, xuất huyết nội tạng, nhưng đây chỉ là các trường hợp điển hình, bởi có rất nhiều trường hợp sốt xuất huyết không đau mình mẩy và không có xuất huyết.

Tuy vậy điểm đáng sợ nhất ở bệnh nhân sốt xuất huyết là chuyển sốc rất nhanh và dẫn đến tử vong nhanh. Vì vậy người dân không nên phân biệt sốt nào là sốt xuất huyết, sốt nào không, mà khi bị sốt thì nên đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị, tránh tình trạng nặng mới đến bệnh viện và có thể chuyển biến nặng không lường trước được. 

* Xin chi biết sự khác nhau giữa sốt xuất huyết  và sốt xuất huyết D là gì? (My My, An Giang)

Ông Nguyễn Đức Khoa: Sốt có kèm theo xuất huyết có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết do Ebola, sốt xuất huyết do virut Hanta...

Vì vậy, sốt xuất huyết Dengue là chỉ bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra nhưng ở Việt Nam thường không gặp các sốt xuất huyết do các tác nhân khác nên người dân quen gọi sốt xuất huyết Dengue bằng tên ngắn gọn là sốt xuất huyết. 

* Sốt xuất huyết có được ăn thức ăn cứng và chua không? Mẹ cháu suốt ngày bắt cháu ăn cháo khi bị sốt, rất ngán. (Trường Thi, Quy Nhơn)

Ông Nguyễn Đức Khoa: Thực ra thì không cần kiêng thực phẩm cũng không phải kiêng tắm, nhưng bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như nhiều loại bệnh khác nên ăn các thực ăn dễ tiêu, bổ dưỡng, dễ ăn vì những ngày sốt, ốm rất mệt mỏi, người bệnh thường không muốn ăn uống khiến sức khỏe càng suy giảm.

* Tôi xin hỏi ông Nguyễn Đức Khoa việc triển khai phòng chống sốt xuất huyết tại nhà được cụ thể hóa như thế nào? Đến nay đã có gì chứng minh tính hiệu quả chưa? (Yên Lành, Tiền Giang)

Ông Nguyễn Đức Khoa: Phòng chống số xuất huyết hiệu quả nhất là thực hiện các biện pháp phòng chống tại các hộ gia đình. Do bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên biện pháp quan trọng là phòng chống muỗi đốt và diệt trừ muỗi.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hay đẻ trứng tại các dụng cụ chứa nước sạch như: bể nước, chum, vại, lu, khạp, các vật chứa nhỏ như lọ hoa, bát kê chân chạn, các vật phế thải như chai lọ, vỏ dừa, lốp xe... Nên việc diệt muỗi cần sự tham gia của mỗi hộ gia đình. Cụ thể:

-  Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

-  Hằng tuần, thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng (bọ gậy) bằng cách thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước vào bình hoa; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn, ổ nước đọng...

-  Hằng tuần, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Dịch sốt xuất huyết đang vào giai đoạn đỉnh dịch của năm 2015, với rất nhiều thay đổi so với các mùa dịch trước: Bùng phát tại nhiều TP lớn ở miền bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, đồng thời gia tăng mạnh tại TPHCM và nhiều tỉnh miền Nam, miền Trung.

Tổng số ca mắc sốt xuất huyết cho đến thời điểm này là khoảng 40 ngàn ca, trong đó có 25 ca tử vong. Không phải là căn bệnh lạ, nhưng sốt xuất huyết khá dai dẳng gây những tác hại không nhỏ đến sức khỏe và đời sống người dân.

Tại một số bệnh viện ở Hà Nội và TPHCM đang có tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết.

Từ 9g sáng 5-9, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Phòng chống sốt xuất huyết như thế nào là hiệu quả?".

Nội dung xoay quanh cách phòng chống dịch sốt xuất huyết, đặc biệt là ở đô thị trong giai đoạn dịch bùng phát mạnh hiện nay: Ổ chứa sốt xuất huyết mới là những vật dụng thường gặp trong các gia đình đô thị như bình hoa, bình trồng cây thủy sinh... thì chống dịch như thế nào? Dấu hiệu nào đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết? Vì sao người trưởng thành mắc sốt xuất huyết lại gia tăng mạnh trong 5 năm gần đây...

* Các khách mời Hà Nội:

1, Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

2, Ông Nguyễn Văn Kính, GĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư 

3, Ông Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng

* Khách mời tại TPHCM:

1, PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151003/moi-ban-doc-dat-cau-hoi-giao-luu-ve-dich-sot-xuat-huyet/979294.html

http://www.thanhnien.com.vn/doi-song/khoe-dep/giao-luu-truc-tuyen-ngan-chan-bien-chung-nguy-hiem-do-sot-xuat-huyet-616533.html

 

Gia tăng các bệnh lây từ động vật sang người

Ông Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, đã có nhận định như vậy tại hội nghị khoa học về y tế dự phòng vừa diễn ra ở Hà Nội.

Theo ông Dương, các bệnh lây từ động vật như cúm A H1N1, H5N1, H7N9, bệnh than, bệnh liên cầu lợn... xuất hiện và gia tăng ở nhiều khu vực, với tần suất xuất hiện các chủng bệnh mới ngày càng dày, một phần là hậu quả của quản lý vật nuôi, kiểm dịch động vật, giết mổ, sử dụng sản phẩm và phụ phẩm từ động vật còn lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, ông Dương cho rằng ý thức phòng bệnh cũng là một phần căn nguyên, do các ca bệnh cúm A H5N1, bệnh than, bệnh liên cầu lợn... thời gian qua đều liên quan tới giết mổ, sử dụng thịt động vật không đảm bảo an toàn (ăn tiết canh, thịt động vật bị bệnh).

Qua khảo sát giai đoạn năm 2000 - 2014, ông Dương và nhóm nghiên cứu đánh giá các bệnh đã có văcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm rõ rệt, nhưng bệnh lây qua đường hô hấp chưa có biện pháp can thiệp đặc hiệu như đau mắt đỏ, thủy đậu vẫn có số mắc cao và xu hướng tăng; một số bệnh dịch trước đây ít xuất hiện hoặc xuất hiện với quy mô nhỏ nay xuất hiện trở lại với quy mô lớn như dịch tả, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20151005/gia-tang-cac-benh-lay-tu-dong-vat-sang-nguoi/979813.html

Những chuyện chưa kể về ngành ghép tạng Việt Nam

Quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi đã tìm đến Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan.

Quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi đã tìm đến Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan. Xung quanh câu chuyện hiến - ghép mô, tạng cũng đang cần một hành lang pháp lý hoàn thiện hơn nữa, để giúp người bệnh có điều kiện tốt nhất trong hành trình tìm lại sự hồi sinh.

Tiếp PV báo Người Đưa Tin, Th.s Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Có thể nói sự thành công của ca ghép tạng xuyên Việt vừa qua, đó không chỉ là thành công của bất kỳ cá nhân, bệnh viện nào mà là sự phát triển, là thành tựu của ngành y tế nước ta. Hiện tại, sức khoẻ của hai bệnh nhân được ghép tim và ghép gan đã ổn định, các chỉ số y khoa rất tốt.

Đây là ca ghép mà các khâu như hồi sức cấp cứu, gây mê, hồi sức, chẩn đoán chết não cũng rất đặc biệt, điều đó chứng minh được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận, các ngành chức năng. Trong trường hợp này, trực tiếp là bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cảng hàng không…”.

Trở lại sự việc các bác sĩ đưa tạng từ Bệnh viện Chợ Rẫy về Bệnh viện Việt Đức để ghép, ông Phúc đặt vấn đề, rất có thể rủi ro xảy ra với ngành y nếu có một trục trặc nhỏ về thời tiết, về đường bay… Tuy nhiên, điều may mắn là các đơn vị như Cảng hàng không, an ninh, hải quan đã hỗ trợ êkip tối đa. Tất cả bộ máy bằng nhận thức, bằng tình cảm của mình đã nỗ lực tối đa mới đi đến thành công.

Phải nói rằng bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã chuẩn bị rất chu đáo khi có các văn bản gửi Cục Hàng không bố trí sắp xếp số người đủ ekip mổ lên cùng chuyến bay trong thời gian ngắn nhất.

Ngay cả Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cũng phải có các văn bản gửi công an Hà Nội, công an TP Hồ Chí Minh, cảng hàng không quốc tế Nội Bài để mọi việc được thống nhất và nhanh nhất… Ngoài ra, các cá nhân, đơn vị cũng vận dụng tất cả các mối quan hệ riêng để nhờ các cơ quan chức năng tạo điều kiện việc chuyển tạng ra Hà Nội…

Theo ông Phúc, vấn đề cốt lõi để thực hiện thành công các ca ghép tạng là phải đảm bảo tính minh bạch và cần một hành lang pháp lý hoàn thiện hơn nữa. “Phải có quy định chặt chẽ, cơ chế phối hợp giữa bộ Y tế, bộ Công an, bộ GTVT trong vấn đề vận chuyển tạng người. Bác sỹ có giỏi cỡ nào nhưng vận chuyển tạng về chậm, máy bay bị hoãn, ô tô tắc đường thì ca mổ cũng không thể thành công được. Vấn đề an ninh sân bay cũng cần phải có cơ chế riêng cho các ca vận chuyển tạng người…

Nếu có sự kết hợp giữa các ban ngành thì ngân hàng tạng sẽ giúp cho hàng trăm nghìn bệnh nhân thoát được “án tử hình”. Các nước trên thế giới đã làm và rất thành công khi dành cho những người đi thi bằng lái xe có thể tích vào ô đồng ý hiến tạng. Câu chuyện này, Việt Nam nên nghiên cứu để áp dụng”, ông Phúc nhấn mạnh.

Câu chuyện truyền thông về hiến tạng không chỉ riêng của ngành y tế mà còn là vấn đề của xã hội. Đưa cho chúng tôi xem tấm thẻ tự nguyện hiến tạng sau khi chết não, ông Phúc cho biết, tất cả các cán bộ của trung tâm đều tự nguyện đăng ký và được phát tấm thẻ đó.

Theo vị phó giám đốc trung tâm, người có tấm lòng thiện trong xã hội còn rất nhiều, vấn đề là chúng ta chưa cho họ một địa chỉ, một thông tin để họ nắm được. Đã có những gia đình có 5,7 người đến đăng ký hiến mô, tạng. Không giới hạn tuổi tác, trình độ, ngay cả các nhà sư cũng đến đăng ký hiến xác…

Có trường hợp nhà sư đi từ trong nam ra, đến Hà Nội là 4h sáng, cán bộ trung tâm đã cử người ra tận ga để đón.

Vị Phó giám đốc trung tâm rưng rưng nhớ lại câu chuyện về trường hợp một nữ phóng viên trẻ ký đơn xin hiến tạng ngay trên giường bệnh. Nữ phóng viên đó cũng chính là em họ của ông Phúc. Cô gái này bị ung thư giai đoạn cuối, khi ông Phúc đến thăm, cô có bày tỏ tâm nguyện muốn hiến tạng cứu người nhưng lại sợ mình đang bị bệnh hiểm nghèo, nếu hiến tạng sẽ lây sang người khác. Trước sự trăn trở của cô em họ, ông Phúc vô cùng cảm động.

Ông nghẹn ngào giải thích với cô rằng: “Hiến hay không là quyền của người cho. Lấy hay không là của ngành y tế. Mà lấy xong có ghép được cho người khác hay không lại là một câu chuyện khác nữa.

Em đặt bút ký là đã thành công rồi”. Khi nghe người anh họ phân tích như vậy, nữ phóng viên trẻ đã tự nguyện làm đơn hiến giác mạc. “Em tôi ký đơn ngay trên giường bệnh, chị gái viết đơn thay cho em. Cho đến ngày cô ấy ra đi thì hai giác mạc đã đem lại ánh sáng cho hai người mù. Xúc động trước nghĩa cử của con gái, mẹ cô ấy cũng làm đơn xin hiến tạng”, ông Phúc nghẹn ngào nhớ lại.

Những con số đáng suy ngẫm

Chia sẻ thêm với PV, vị phó giám đốc trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người bảo rằng: “Bất kỳ ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô, tạng. Đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.

Tới đây chúng tôi tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống mạng hiến, tìm mô tạng của Trung tâm. Ai vào đây đều có thể nắm hết được các thông số, thiếu ở đâu, nguồn từ đâu, có chỉ số y học hợp với bệnh nhân như thế nào để chủ động được mọi vấn đề liên quan”.

Các cán bộ trung tâm cũng cho biết, nhu cầu ghép tạng ở Việt Nam là rất lớn. Với số dân hơn 85 triệu người, trong khi đó có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận, trên 1.500 người có chỉ định ghép gan (chỉ tính riêng tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội), khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc và trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi...

Đi kèm theo đó, không chỉ là gánh nặng cho chừng đó gia đình, người thân của những người bệnh đang sống trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng, xã hội .

Th.s Phúc cũng chia sẻ, thông thường thì nhiều người vẫn hiểu rằng, chết não giống với chết lâm sàng hoặc người chết não có thể sống lại được, nhưng trên thực tế cả thế giới và Việt Nam cũng đã nêu rõ, người chết não không thể sống lại được mà chỉ nhờ các thiết bị trợ giúp duy trì các tạng trong cơ thể người đó hoạt động mà thôi. Trên thế giới, có đến 90% số tạng được lấy từ người chết não, còn ở Việt Nam thì ngược lại có đến 90% tạng được lấy từ người hiến sống.

Theo con số thống kê trình Quốc Hội của Uỷ ban ATGT Quốc gia, mỗi năm có khoảng 10 nghìn người chết vì tai nạn giao thông, con số cụ thể thì chưa thống kê được vì còn có khá nhiều trường hợp, gia đình xin về sau khi bị tai nạn.

Nếu chỉ 1% số người chết đó, đăng ký hiến tạng thì đã cứu sống được hàng trăm, hàng nghìn người khác… Một người có hai quả thận, hai lá gan, một quả tim, hai lá phổi, hai giác mạc, cơ, xương… có thể cứu hàng chục người, cứ như vậy mỗi năm đã cứu được con số là vô cùng lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cộng đồng hiểu được, vấn đề về tâm lý cái chết toàn thây cũng khiến nhiều người e ngại.

Cần lắm một vòng tay lớn!

“Sinh có hạn tử bất kỳ, nếu biết chắc chắn rằng khi chết đem cơ hội sống cho một người khác thì đó là cái chết không lãng phí cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Việc hiến tạng trước hết là có lợi cho bản thân đã làm việc tử tế, đem lại món quà vô giá cho một người khác, đó là điều nên làm. Hiến tạng phải được cộng đồng nhận thức đúng đắn, đầy đủ, cần chung tay chia sẻ của toàn xã hội”, Th.s Phúc tâm sự.

http://www.nguoiduatin.vn/nhung-chuyen-chua-ke-ve-nganh-ghep-tang-viet-nam-a209311.html

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang