Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 03/7/2017

  • |
T5g.org.vn - BV Phổi Trung ương đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất; Hà Nội: Đề xuất tăng viện phí với người không có thẻ BHYT; 7 người dân và 17 y bác sĩ nghi phơi nhiễm HIV khi cứu nạn nhân vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum; "Nóng" bệnh viêm não Nhật Bản, hàng loạt trẻ nhập viện...

 

BV Phổi Trung ương đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất

http://suckhoedoisong.vn/bv-phoi-trung-uong-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat-n133536.html

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/pho-thu-tuong-viet-nam-se-thanh-toan-duoc-benh-lao-vao-nam-2030-1163597.tpo

Ngày 02/7/2017, tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Bệnh viện (24/6/1957 - 24/6/2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tại lễ Kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận và cám ơn thế hệ các bác sỹ, các thầy thuốc, các nhà khoa học và tất cả những người đã luôn tâm huyết vì sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là vì sự nghiệp đấu tranh tiến tới xóa bỏ bệnh lao – một căn bệnh từ ngày xưa đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người dân.

Phó Thủ tướng chúc mừng Bệnh viện Phổi Trung ương cùng hệ thống phòng chống lao và bệnh phổi trong cả nước đã có nhiều sáng kiến để tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp đồng thời rất trách nhiệm và tâm huyết.

Phó Thủ tướng yêu cầu, ngành Y tế nói chung và hệ thống phòng chống lao nói riêng thông qua Chương trình phòng, chống lao tăng cường truyền thông, vận động để người dân có ý thức hơn trong công tác phòng chống bệnh và phát hiện sớm bệnh để điều trị hiệu quả.

Phó Thủ tướng mong tất cả cán bộ, công nhân viên ngành Y tế nói chung và chuyên ngành về bệnh lao nói riêng bằng tất cả tấm lòng đổi mới mạnh mẽ, kế thừa và phát huy những thành tích đã đạt được; cùng chung tay phấn đấu tiến tới xóa bỏ bệnh lao vào năm 2030, để mọi người dân Việt Nam đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ ngay từ ban đầu và không còn bệnh nan y đe dọa mọi gia đình... Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh viện Phổi Trung ương

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và Huân chương Lao động hạng Ba cho 3 tập thể Bệnh viện. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bệnh viện Phổi Trung ương; Huân chương Lao động hạng Nhì cho Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung; Huân chương Lao động hạng Ba cho 3 tập thể của Bệnh viện... Ngoài ra, nhiều tập thể và cá nhân cũng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch lần thứ 5 năm 2017 về công tác phòng chống lao và bệnh phổi cho 3 tập thể và 13 cá nhân cho các cán bộ lao, phổi trong cả nước.

Phát biểu tại buổi Lễ, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống lao quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị chuyên khoa đầu ngành lao và bệnh phổi được thành lập năm 1957 có tên gọi là Viện Chống lao. Năm 1985, Viện được đổi tên thành Viện Lao và Bệnh phổi và năm 2009 được đổi tên thành Bệnh viện Phổi Trung ương. Năm 2017, Bệnh viện Phổi Trung ương đ­ược giao 600 gi­ường bệnh kế hoạch với biên chế là 550 người. Thực tế, Bệnh viện đang có 797 công chức, viên chức và người lao động làm việc. Bệnh viện tổ chức thành 39 đơn vị khoa, phòng, trung tâm (9 phòng, 17 khoa lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng, 5 trung tâm). Số giường bệnh thực tế phục vụ người bệnh là 800, trong đó 120 giường thuộc Trung tâm điều trị theo yêu cầu công nghệ cao.

Bệnh viện Phổi Trung ương có 2 nhiệm vụ song song đó là khám chữa bệnh và chỉ đạo thực hiện Chương trình chống lao quốc gia và 2 lĩnh vực chuyên khoa không thể tách rời đó là bệnh lao và bệnh phổi. Bệnh viện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ y tế với 6 tiêu chí: an toàn, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, toàn diện và hiện đại làm hài lòng người bệnh và nhân dân.

Đến nay, Bệnh viện và Chương trình phòng, chống lao quốc gia có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Chương trình chống lao vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%.

Hiện nay, 45/63 tỉnh, thành trên toàn quốc đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện lao và bệnh phổi. Đặc biệt, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới được duy trì ở mức cao (89,8%) đạt mục tiêu đề ra là trên 85%. Đồng thời, Bệnh viện đã triển khai Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em - một bệnh phổi gây tử vong cao cho trẻ em dưới 5 tuổi và đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống Nhi khoa hợp tác triển khai có hiệu quả, giảm tử vong đáng kể cho trẻ em...

 

Hà Nội: Đề xuất tăng viện phí với người không có thẻ BHYT

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/872451/ha-noi-de-xuat-tang-vien-phi-voi-nguoi-khong-co-the-bhyt-

UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình số 80/TTr gửi HĐND thành phố về việc ban hành Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc TP Hà Nội.

Theo tờ trình, việc ban hành Nghị quyết trên nhằm thực hiện đúng Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15-3-2017 của Bộ Y tế ban hành theo mức tối đa của 1.930 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình tính giá đã được quy định tại Nghị định số 16 của Chính phủ, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương bác sĩ, áp dụng với người bệnh không có thẻ BHYT. Việc điều chỉnh này giúp các cơ sở y tế có điều kiện tăng chất lượng dịch vụ do bảo đảm các yếu tố cấu thành giá dịch vụ: Thuốc, hóa chất, vật tư y tế được tính đúng, tính đủ, đồng thời bảo đảm quyền lợi giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT, khuyến khích người dân tham gia BHYT. Mặt khác, từng bước thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế theo lộ trình của Chính phủ. Hiện nay, TP Hà Nội có 82,4% dân số trên địa bàn đã tham gia BHYT. Số chưa tham gia BHYT là 17,6% thuộc các đối tượng có mức sống ổn định và thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện. Nghị quyết trên sẽ được UBND TP Hà Nội trình tại kỳ họp thứ tư HĐND thành phố khóa XV để xem xét, quyết nghị. Nghị quyết này nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-8-2017.

Trước đó, như Báo Hànộimới đã đưa tin, từ ngày 20-6, đã có 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc Bộ Y tế và thuộc các bộ, ngành điều chỉnh tăng giá viện phí của hơn 1.900 dịch vụ y tế với mức tăng trung bình khoảng 20-30%. Theo lộ trình, cùng với Hà Nội còn có 29 tỉnh, thành khác dự kiến thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế vào tháng 8 tới. Đến hết năm 2017, giá viện phí mới đối với người không có BHYT sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

 

Dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thường

http://www.baogiaothong.vn/dich-sot-xuat-huyet-dien-bien-bat-thuong-d214744.html

Tính đến nay cả nước ghi nhận gần 40.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 47 tỉnh/thành phố.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Tính đến nay cả nước ghi nhận gần 40.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 47 tỉnh/thành phố, trong đó có hơn 10 trường hợp tử vong. Người bệnh mắc SXH vẫn tập trung ở khu vực miền Nam (gần 70% người bệnh), đặc biệt tăng mạnh ở Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Trà Vinh, TP.HCM.

Tại TP.HCM, số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho thấy, số ca mắc bệnh SXH liên tục tăng trong 3 tuần nay với gần 400 ca mắc. Hiện toàn thành phố có gần 1.500 ca mắc, trong đó 3 người tử vong.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có trên 2.000 người mắc SXH, tăng 4 lần so với cùng kỳ 2016. Trong đó tập trung nhiều ổ dịch tại một số khu vực trọng điểm như quận Đống Đa 88 ổ dịch - gần 500 người mắc, gấp gần 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái; quận Hoàng Mai 83 ổ dịch - 340 người mắc, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ. Các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm có số mắc tăng 5,5 lần so với cùng kỳ...

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh SXH có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn với triệu chứng sốt cao kèm theo đau nhức cơ, hốc mắt và biếng ăn; nặng hơn là chảy máu răng và xuất huyết dưới da. Tuy nhiên, không phải ai cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng trên, do vậy nếu sốt cao liên tục 2-3 ngày, người bệnh cần chủ động đi khám. Bên cạnh đó, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, tránh muỗi đốt...

 

7 người dân và 17 y bác sĩ nghi phơi nhiễm HIV khi cứu nạn nhân vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum

http://suckhoedoisong.vn/7-nguoi-dan-va-17-y-bac-si-nghi-phoi-nhiem-hiv-khi-cuu-nan-nhan-vu-tai-nan-giao-thong-tai-kon-tum-n133534.html

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/17-y-bac-si-nghi-phoi-nhiem-hiv-khi-cuu-nan-nhan-vu-tai-nan-giao-thong-tai-kon-tum-371472

1 trong 4 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn hai xe ô tô lao vào nhau tại tỉnh Kon Tum hôm 30/6 nhiễm HIV, tuy nhiên trong lúc cấp cứu, 17 y bác sĩ và 7 người dân không biết nên đã chủ quan không phòng hộ.

Chiều ngày 2/7, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) thông tin, 1 trong 4 nạn nhân tử vong trong vụ 2 xe khách đối đầu tại Kon Tum nhiễm HIV. Tuy nhiên trong quá trình đưa đi cấp cứu và làm nhiệm vụ cấp cứu, 17 y bác sỹ và 7 người dân đã tiếp xúc trực tiếp với máu của người này mà không biết nên đã không thực hiện phòng hộ, nghi ngờ phơi nhiễm với HIV. Trước sự việc này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế Komtum ngay lập tức báo cáo vụ việc bằng văn bản về Cục. Đồng thời yêu cầu các phòng chức năng của Cục như phòng truyền thông, phòng điều trị, phòng giám sát – xét nghiệm khẩn trương liên hệ với Sở Y tế tỉnh Kon Tum để triển khai gấp nhiều đầu việc. Trong đó hướng dẫn địa phương tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV miễn phí điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến ca cấp cứu người nhiễm HIV theo quy định. Phòng giám sát – xét nghiệm hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng yêu cầu Sở Y tế Kon Tum tổ chức thăm hỏi, động viên những người dân và các cán bộ y tế đã tích cực, dũng cảm tham gia cấp cứu người bị nạn. Trường hợp đặc biệt lấy xe gia đình chở người đi cấp cứu như báo chí đưa thì cần có ưu tiên đặc biệt để động viên, khen thưởng.

Trước đó vào khoảng 12h ngày 30/6/2017, tại Km1522 thuộc đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Đăk Hrinh, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), chiếc xe khách 16 chỗ mang BKS 82B - 002.45 của nhà xe Vạn Thành lưu thông theo hướng từ huyện Đắk Tô về TP Kon Tum đã đâm vào xe khách mang BKS 82B-002.23 của nhà xe Mạnh Tiến lưu thông hướng ngược lại. .Cú tông trực diện khiến 2 xe biến dạng, 2 người tử vong tại chỗ, 2 người tử vong sau 1 ngày điều trị tại BV đa khoa tỉnh Kon Tum và hơn 10 người khác bị thương

Liên quan đến thông tin về các bệnh nhân của vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này, ông Trần Minh Tuấn- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết, hiện nay còn 2 nạn nhân bị thương nặng là Vũ Thị Hương (21 tuổi, ở huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai) và Nguyễn Thị Phương (19 tuổi, ở thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc nhưng đã qua cơn nguy kịch.

BS Phạm Thị Nguyệt - Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) cho biết: Trong 2 trường hợp nặng đang điều trị tại khoa, nạn nhân Hương bị đứt động mạch dưới xương đòn, gãy xương đòn, gãy xương cánh tay phải đã qua cơn nguy kịch và đã tỉnh. Còn nạn nhân Phương bị chấn thương sọ não, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn lơ mơ. Chúng tôi vẫn đang tích cực điều trị.

Ngoài ra, còn 5 nạn nhân khác của vụ tai nạn này đang được điều trị ở Khoa Ngoại chấn thương, 1 người điều trị ở Khoa Tai mũi họng và 1 người đã xin xuất viện về Quảng Nam.

 

"Nóng" bệnh viêm não Nhật Bản, hàng loạt trẻ nhập viện

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/no-ng-be-nh-viem-na-o-nha-t-ba-n-ha-ng-loa-t-tre-nha-p-vie-n-216336.html

Cứ vào mùa hè lại xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị viêm não Nhật Bản - một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh cao.

Mỗi năm, tại Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào khoảng tháng 10. Thời điểm này, tuy mới ở giai đoạn đầu, nhưng tình trạng bệnh nhi đến cấp cứu, điều trị, nằm thở máy tại bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đang ở mức báo động. Tính từ đầu năm 2017 đến nay, khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận 176 ca viêm não trong đó có 24 trường hợp là viêm não Nhật Bản (VNNB). Chỉ riêng trong tháng 6, đã có 21 trẻ nhập viện vì bệnh này.

Tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM có 6 bé đang phải thở máy vì bệnh viêm não Nhật Bản. Đây đều là những ca rất nặng, trong đó có 2 ca đã kéo dài gần 1 năm qua. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị cho 2 bệnh nhi mắc chứng bệnh này. Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, gần đây bệnh viện cũng tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho nhiều trẻ em mắc bệnh viêm não, số trẻ mắc bệnh tập trung từ 7-10 tuổi. Tính chung từ đầu năm 2017 đến nay, số ca viêm não nhập viện đã trên 30 trường hợp.

Qua khảo sát với vài người mẹ có con mắc viêm não Nhật Bản nằm tại BV Nhi Trung ương, họ cho biết mình không hiểu gì về bệnh này và thậm chí không biết con mình đã từng tiêm phòng hay chưa. Trẻ mắc bệnh với dấu hiệu chung trước khi vào viện là sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả, trẻ hôn mê hoặc liệt, đa số các trẻ trên 5 tuổi.

TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng Khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) cho biết, thống kê cho thấy 60% số trẻ mắc viêm não Nhật Bản sẽ hồi phục, 30% bị di chứng và khoảng 10% có thể tử vong. Đến nay, viêm não Nhật Bản vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phương pháp điều trị tối ưu. Tuy nhiên, viêm não Nhật Bản đã có vắc-xin phòng bệnh nên cách tốt nhất là tiêm chủng và diệt muỗi.

Kinh nghiệm nhiều năm quan sát viêm não Nhật Bản, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm (BV Nhi đồng 1 TP.HCM) nhận định: “Lâu nay tôi có cảm giác chúng ta chưa làm gì để kéo giảm số ca viêm não Nhật Bản. Thực tế mỗi năm tình trạng trẻ mắc viêm não Nhật Bản không có dấu hiệu đi xuống, trong khi đó biến chứng để lại rất nặng nề, có trẻ phải nằm thở máy cả năm trời, có cháu mê sảng lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm mô, bội nhiễm phổi kéo dài đưa đến tử vong”, BS Khanh nói.

"Do viêm não cấp xuất hiện rất nhanh, dấu hiệu ban đầu là sốt cao lại rất giống với nhiều bệnh lý thông thường như: cảm, sốt, đau đầu… nên cha mẹ không biết hoặc chủ quan. Nhiều bệnh nhi được dùng thuốc ở nhà, đến khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm não mới đưa tới BV thì bệnh đã nặng. Khi đó, bệnh nhi đã bị rối loạn tri giác, tính mạng bị đe dọa", bác sĩ lưu ý

 

Hòa Bình: Bác sĩ, điều dưỡng nhậu trong giờ làm việc

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/ho-a-bi-nh-ba-c-si-die-u-duo-ng-nha-u-trong-gio-la-m-vie-c-216404.html

http://dantri.com.vn/suc-khoe/bac-si-uong-bia-trong-gio-lam-viec-giam-doc-benh-vien-san-sang-nhan-khuyet-diem-20170702135440497.htm

Ngày 2/7, bác sĩ Phạm Kỳ Sơn – Giám đốc BVĐK TP. Hòa Bình xác nhận sự việc 4 bác sĩ, điều dưỡng của BV uống bia trong giờ làm việc là có thật và xảy ra tại khoa Nội – Nhi – Lây ngày 27/6 vừa qua.

Theo đó, anh Nguyễn Văn T.,  người nhà bệnh nhân đang nằm điều trị tại BVĐK TP.Hòa Bình phản ánh: Vào lúc 16h15 ngày 27/6, anh T. đến làm thủ tục cho người nhà ra viện. Tuy nhiên các bác sĩ, điều dưỡng tại khoa Nội - Nhi - Lây, BVĐK TP. Hòa Bình lại tỏ ra rất dửng dưng. Đến khi mở cửa Phòng hành chính, anh thấy các bác sĩ, điều dưỡng tại Khoa Nội - Nhi - Lây, BVĐK thành phố đang ngồi uống bia với mực nướng. "Lúc này, hình như tiệc cũng sắp tàn, tôi đã chụp lại những bức ảnh này và rất bức xúc vì họ khiến tôi phải chạy lên chạy xuống tầng nọ tầng kia để đăng ký khám và hết sức mệt mỏi”, anh T. cho biết.

Ông Phạm Kỳ Sơn xác nhận, sự việc trên có sự tham gia của 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng. Sau khi nắm được sự việc, ngày 30/6, BV đã yêu cầu họp khoa, yêu cầu 4 cán bộ y tế nói trên viết tường trình. Trong đầu tuần tới, BV sẽ gửi báo cáo lên Sở Y tế Hoà Bình. Bên cạnh đó cũng dự kiến cắt thi đua của Khoa Nội - Nhi – Lây, các cá nhân vi phạm sẽ nhận hình thức kỉ luật là khiển trách.

Theo giám đốc BVĐK TP. Hoà Bình, việc giữa giờ hành chính mà bỏ bê công việc để uống bia làm chậm trễ giải quyết thủ tục ra viện cho bệnh nhân là vi phạm nội quy của cơ quan, vi phạm nguyên tắc của ngành và vi phạm quy chế tác phong làm việc. “Đối với cán bộ viên chức không được sử dụng rượu bia trong giờ làm việc, thứ hai là cán bộ ngành y tế còn đòi hỏi nghiêm ngặt hơn”, ông Sơn nhấn mạnh. Cũng theo BS Sơn, trước ngày 27/6, một số bác sĩ của đơn vị được đi nghỉ mát. Khi về, họ có mang theo quà tặng cho anh em phải trực ở nhà. Do vậy, các bác sĩ ở khoa Nội – Nhi – Lây đã tổ chức nướng mực ngay tại cơ quan để chia vui cùng nhau.

 

40 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử từ 2018

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/40-benh-vien-trien-khai-benh-an-dien-tu-tu-2018-216356.html

Đó là thông tin đưa ra tại Hội thảo đẩy mạnh triển khai Bệnh án điện tử tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế vừa diễn ra tại Quảng Bình.

Theo đó, Bộ Y tế chính thức yêu cầu các bệnh viện trực thuộc đẩy mạnh xây dựng, triển khai Dự án bệnh án điện tử, trình Bộ Y tế phê duyệt để triển khai từ ngày 1/1/2018. Bệnh án điện tử là hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian thực kết hợp với các công cụ hỗ trợ ra quyết định dựa trên bằng chứng hỗ trợ bác sĩ ra quyết định.

Bệnh án điện tử có thể sắp xếp và tự động hóa quy trình công việc của bác sĩ, đảm bảo tất cả thông tin lâm sàng, cận lâm sàng được thông suốt. Bệnh án điện tử giúp thu thập dữ liệu không những hỗ trợ tốt cho việc chăm sóc sức khỏe mà còn hỗ trợ cho các công tác khác như tính viện phí, quản lý chất lượng, báo cáo kết quả điều trị, báo cáo thống kê bệnh viện...

PGS. TS Trần Quý Tường - Cục trưởng CNTT (Bộ Y tế) cho biết, triển khai bệnh án điện tử (EMR) tại các bệnh viện là một hoạt động quan trọng của Bộ Y tế nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong bệnh viện. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đã có hệ thống thông tin bệnh viện; 6 bệnh viện trong dự án bệnh án điện tử của Bộ Y tế đã triển khai bệnh án điện tử nhưng chưa hoàn chỉnh. Theo ước tính của ngành y tế, chỉ cần giảm được 1% số lượng xét nghiệm phải làm thì trong 1 năm có thể giảm được 4,7 triệu lượt xét nghiệm. Việc triển khai EMR ở Việt Nam là tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển y tế điện tử ở trong nước và quốc tế. Triển khai bệnh án điện tử là quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ, khó khăn, phải đầu tư nhiều nguồn lực. Do vậy, Bộ Y tế, các Sở Y tế cần xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai EMR.

 

Quảng Ninh: Thêm 1 người tử vong vì chó dại cắn

http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/qua-ng-ninh-them-1-nguo-i-tu-vong-vi-cho-da-i-ca-n-216334.html

Chiều 1/7, UBND tỉnh Quảng Ninh xác nhận, trên địa bàn tỉnh vừa có thêm 1 bệnh nhân tử vong do chó dại cắn.

Trước đó, ngày 18/6, Trung tâm y tế huyện Tiên Yên tiếp nhận bệnh nhân P.V.T (35 tuổi, trú tại xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên) trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, tê mỏi chân tay sau nôn nhiều, sợ nước, sợ ánh sáng, co giật và tăng tiết nước bọt… Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên BVĐK tỉnh Quảng Ninh cấp cứu và không qua khỏi. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với virus dại. Bệnh nhân đã tử vong vào ngày 29/6. Đây là trường hợp thứ 2 ở Quảng Ninh tử vong vì bệnh dại chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay.

Theo người nhà anh T., cách đây khoảng 3 tháng nạn nhân bị chó của gia đình cắn vào tay. Tuy nhiên, do chủ quan, anh T. không đi tiêm phòng và khoảng 1 tuần sau phát hiện con chó bị ốm, gia đình đã giết thịt ăn. Sau cái chết của anh T., rất nhiều người dân trên địa bàn xã bị chó cắn rất lo lắng vì chưa đi tiêm phòng. Anh T.V.Đ. (xã Đông Ngũ) kể, có con gái bị chó cắn hơn 10 ngày nhưng không cho con di tiêm phòng, nay có người tử vong vì chó dại nên anh mới vội cho con đi tiêm. Sau khi ghi nhận bệnh nhân có dương tính với virus dại,  Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ tỉnh thành lập đoàn công tác làm việc với Trung tâm Y tế huyện và xã Đông Ngũ, nơi có bệnh nhân tử vong do bệnh dại về công tác phòng, chống dịch dại trên địa bàn xã. Để dập ổ dịch, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu huyện Tiên Yên tập trung huy động lực lượng, bổ sung vật tư, hóa chất, vaccin… khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp khống chế, dập tắt ổ dịch bảo đảm không lây lan ra diện rộng. Đồng thời tập trung thực hiện ngay công tác tuyên truyền đến thôn, bản, khu dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và cách phòng chống. Tại Quảng Ninh,  tình hình bệnh dại đang có diễn biến phức tạp. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, đã có 1.111 trường hợp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, tăng 61,2% so với cùng kì năm 2016 (689 trường hợp). Đã ghi nhận nhiều người nghi chó dại cắn, cụ thể tại các địa phương như:  Hạ Long, Hoành Bồ, Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà, trong đó 2 ca đã tử vong.

 

Du khách tham quan Đà Lạt lại nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

http://thanhnien.vn/thoi-su/du-khach-tham-quan-da-lat-lai-nhap-vien-nghi-do-ngo-doc-thuc-pham-851361.html

17 du khách tham quan TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) nhập viện cấp cứu nghi do bị ngộ độc thức ăn. Đến chiều 2.7, 17 du khách nhập viện do các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngộ độc thực phẩm đã được xuất viện (3 người xuất viện trong sáng 2.7, còn lại xuất viện tối 1.7).

Trước đó, từ 20 giờ 10 phút đến 22 giờ 45 phút ngày 1.7, Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận cấp cứu cho 17 du khách đến từ Đắk Lắk, Đắk Nông, Bến Tre, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang tham quan tại TP.Đà Lạt.

Các bệnh nhân có triệu chứng chung là đau bụng, một số bị tiêu chảy. Qua chẩn đoán, những bệnh nhân này bị viêm dạ dày, viêm ruột do nhiễm trùng, nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Những du khách nói trên đi trong đoàn gần 200 người đến TP.Đà Lạt vào chiều ngày 30.6. Trước khi nhập viện, họ có ăn uống tại 3 nhà hàng khác nhau trên địa bàn TP.Đà lạt.

Nhận được thông tin, các cơ quan chuyên môn thuộc ngành y tế Lâm Đồng đã vào cuộc điều tra, lấy mẫu thức ăn từ các nhà hàng và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng theo dõi thông tin từ đoàn du khách (vẫn đang tham quan ở Đà Lạt), đến chiều ngày 2.7, chưa phát hiện thêm trường hợp nào bị rối loạn tiêu hóa phải nhập viện điều trị.

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vào ngày 3.6, Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cũng đã tiếp nhận điều trị cấp cứu cho hai đoàn du khách với 41 người đến từ TP.HCM và Myanmar (27 du khách Myanmar) tham quan TP.Đà Lạt do nghi bị ngộ độc thực phẩm.

 

Có hơn 600 công nhân Công ty TNHH An Giang Samho ngộ độc thực phẩm

http://thanhnien.vn/thoi-su/co-hon-600-cong-nhan-cong-ty-tnhh-an-giang-samho-ngo-doc-thuc-pham-851331.html

Ngành chức năng xác định số ca ngộ độc thực phẩm là 605, đây là vụ ngộ độc lớn nhất xảy ra tại An Giang từ đầu năm đến nay. Đến trưa ngày 2.7, cơ quan chức năng đã thống kê số công nhân bị ngộ độc thực phẩm là 605 người. Theo báo cáo nhanh lần 2 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang, vụ ngộ độc không có ca tử vong hay nguy kịch. Đến 10 giờ ngày 2.7, hầu hết các công nhân đã xuất viện, còn lại 5 ca dự kiến xuất viện trong chiều nay (2.7).

Có hơn 600 công nhân Công ty TNHH An Giang Samho ngộ độc thực phẩm -

Ăn xong bữa cơm trưa ngày 1.7, hàng trăm công nhân Công ty TNHH  An Giang Samho (An Giang) bị nôn, nhức đầu, choáng váng và phải nhập viện điều trị.

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 1.7, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH An Giang Samho (Khu công nghiệp Bình Hòa, H.Châu Thành, An Giang) ăn cơm trưa xong đã bị nôn ói, đau bụng, một số công nhân do căng thẳng đã bị vọp bẻ…phải đưa đi bệnh viện điều trị.

Một nam công nhân của Công ty TNHH An Giang Samho cho biết lúc ăn trưa, thấy cơm và thịt gà có mùi hôi nên anh ăn được một chút rồi đổ bỏ, nên không bị ngộ độc.

Trước đó, ngày 1.7, công ty trên đặt phần cơm trưa cho công nhân từ cơ sở nấu ăn của bà Trần Thị Hằng (TP.Long Xuyên, An Giang). Khi ăn xong, các công nhân bắt đầu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Các phần ăn gồm có thịt kho hột vịt, thịt gà xào, chiên...

Hàng loạt công nhân của một công ty may mặc tại Tiền Giang đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn trưa.

Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm An Giang đã đề nghị công ty ngưng hợp đồng cung cấp suất ăn với cơ sở nấu ăn của bà Hằng cho đến khi điều tra được nguyên nhân. Hiện chi cục đã gửi đi xét nghiệm mẫu thức ăn và mẫu nước thu nhập tại nơi xảy ra ngộ độc.

 

6 tháng, Quảng Nam có hơn 1 nghìn ca sốt xuất huyết

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/6-thang-quang-nam-co-hon-1-nghin-ca-sot-xuat-huyet-371474

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 1.112 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, địa bàn thường xuyên có người mắc bệnh là Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Thăng Bình, Núi Thành...

Thông thường dịch SXH xảy ra vào mùa mưa, nhưng năm nay bệnh SXH xuất hiện rải rác trong các tháng, có nơi nhiều trường hợp mắc bệnh dù đang trong mùa hè.

Để chuẩn bị đối phó với dịch SXH, Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm y tế các huyện đồng loạt ra quân kiểm soát, phòng chống dịch trên diện rộng.

 

Báo động trẻ ngộ độc chì nặng do dùng thuốc cam

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/bao-dong-tre-ngo-doc-chi-nang-do-dung-thuoc-cam-371460

Chỉ trong 3 tuần đầu tháng 6, đã có 8 trường hợp trẻ nhập viện do ngộ độc chì do sử dụng thuốc cam - Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Phó trưởng khoa Cấp cứu chống độc (BV Nhi TƯ) cho biết. Cho rằng thuốc cam có thể giúp trẻ tăng cân, chữa một số bệnh nên phụ huynh cho bé dùng. Những sai lầm này đã khiến 8 trẻ bị ngộ độc chì trong tình trạng nguy hiểm.

Tại phòng điều trị của khoa Cấp cứu chống độc, bé Nguyễn Văn Hòa (7 tháng tuổi, Ninh Bình) đang được các bác sĩ tích cực chăm sóc. Hiện bé đang được điều trị tích cực bằng thở máy, kết hợp sử dụng thuốc thải chì tại khoa Hồi sức tích cực. Gia đình cho biết, ngày 11/6 bé xuất hiện các dấu hiệu cảm cúm và ho. Sau khi thăm khám, bác sĩ tại một BV tuyến TƯ đã kê đơn cho cháu uống thuốc điều trị viêm mũi họng tại nhà. Lo ngại thuốc tây có thể khiến con nôn trớ, gia đình tự ý mua thuốc cam cho con uống.

Sau 7 ngày dùng thuốc cam, bé xuất hiện nôn nhiều và co giật. Gia đình vội đưa con vào BV Sản Nhi Ninh Bình cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm thóp và chẩn đoán bé bị giãn não thất nên chuyển lên BV Nhi TƯ.

Theo bác sĩ Duy, BV tiếp nhận bệnh nhân trong trạng thái co giật, li bì. Quan sát biểu hiện của bệnh nhân, kết hợp hỏi bệnh sử và loại trừ các nguyên nhân co giật do nhiễm trùng thần kinh, khối choán nội sọ, rối loạn chuyển hóa… Các bác sĩ nghi ngờ bé nhiễm độc chì và cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu. Kết quả cho thấy bé Hòa bị nhiễm độc chì rất nặng.

Nằm ở giường bên cạnh là bé Nguyễn Duy Lâm (4 tháng tuổi, Hà Nội). Bác sĩ cho biết, bé nhập viện ngày 16/6 trong tình trạng xuất hiện nôn, đau bụng kèm theo ho,…

Theo lời kể của gia đình, trước đó 5 ngày bé bị nấm miệng, người nhà đã tự ý mua thuốc cam ở chợ về rồi pha loãng để đánh tưa lưỡi cho con hàng ngày. Sau 4 ngày, bé ho, đau bụng kèm theo nôn liên tục. Gia đình vội đưa con vào BV Nhi TƯ cấp cứu. Kết quả xét ngiệm máu cho thấy cháu bé cũng bị ngộ độc chì nặng.

 Theo bác sĩ Duy, chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày-đường ruột, tim mạch và thận. Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này tích lũy lâu trong nội tạng (đặc biệt là xương) và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài..

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng đồ chơi có sơn chì, đạn chì. Các loại thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam, dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc.

 “Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc, nhiều phụ huynh vẫn quá tin tưởng vào loại “thần dược” này. Họ cho rằng thuốc này có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường. Một số cha mẹ dùng để vệ sinh lưỡi cho trẻ. Những sai lầm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các bé. Trong khi đó, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc”, bác sĩ Lê Ngọc Duy cho hay.

Để đề phòng ngộ độc chì ở trẻ nhỏ, phụ huynh không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc cam không có nguồn gốc để uống, bôi. Nếu có, chỉ sử dụng các thuốc của nhà sản xuất và phân phối có nhãn mác ghi rõ địa chỉ, chứng nhận cho phép của các cơ quan chức năng.

Gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc có thể nhiễm kim loại nặng và chì.

Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính-dễ nhận biết đến mạn tính- lâu dài, không điển hình:

+Về thần kinh: Các biểu hiện cấp tính: tăng kích thích, co giật, ngủ lịm từng lúc, hôn mê, liệt.

Các biểu hiện lâu dài, không điển hình: chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất các kỹ năng học được, học kém.

+Về tiêu hóa: Trẻ nôn, đau bụng, chán ăn.

+Về máu: Da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.

Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.

 

Đề nghị xử lý bác sĩ từ chối cấp thuốc chống phơi nhiễm HIV

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170702/de-nghi-xu-ly-bac-si-noi-ban-thuoc-chong-phoi-nhiem-hiv/1342114.html

Người cứu nạn nhân bị nhiễm HIV phản ánh khi xin thuốc điều trị phơi nhiễm HIV, bác sĩ trả lời chỉ cấp cho người làm nhiệm vụ, không cấp cho dân thường. Nếu cứu người thì được bán một liều năm triệu đồng

Sáng 1-7, trên mạng xã hội, một người dân tham gia cấp cứu, vận chuyển nạn nhân cho biết ông đã lấy xe tải của gia đình chở tám nạn nhân đến bệnh viện, một người trong đó đã tử vong, chảy máu. Ông đã bế nạn nhân lên xe và máu từ vết thương của nạn nhân đã dính vào vết thương bị trầy xước của ông. Khi được biết người tử vong nhiễm HIV, ông đã xuống bệnh viện đề nghị xin thuốc dự phòng.

“Nhưng bác sĩ nói thuốc này chỉ cấp cho người làm nhiệm vụ, không cấp cho dân thường, còn tôi cứu người thì bác sĩ nói bán một liều năm triệu. Vậy tôi xin hỏi còn ai dám cứu người hay nên để cho các cấp làm nhiệm vụ đến cứu?”, người tham gia cấp cứu nạn nhân đặt câu hỏi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông - thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, tỏ ra rất bức xúc vì vị bác sĩ đã đề nghị “bán” thuốc dự phòng cho người dân tham gia cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông. “Chúng tôi đang trao đổi để xác định ai là người đã có hành vi này và đề nghị Sở Y tế Kon Tum xử lý nghiêm. Tuy nhiên, Sở Y tế Kon Tum cho biết họ đang xác minh do trong lúc hỗn loạn không biết ai đã phát ngôn như vậy", ông Anh nói. Theo quy định của Bộ Y tế, người có phơi nhiễm trực tiếp với người nhiễm (kể cả người làm nhiệm vụ, người dân đều được uống thuốc dự phòng HIV miễn phí).

Ông Anh cũng cho biết riêng người đã lấy xe của gia đình chở bệnh nhân đi cấp cứu sẽ được ưu tiên đặc biệt để động viên, khen thưởng.

Bác sĩ Đào Duy Khánh - giám đốc Sở Y tế Kon Tum, trong quá trình đưa nạn nhân đi cấp cứu và làm nhiệm vụ cấp cứu sau vụ tai nạn ngày 30-6 trên đường Hồ Chí Minh, 17 y, bác sỹ và 7 người dân đã tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân bị nhiễm HIV mà không chuẩn bị phòng hộ nên nghi ngờ những người nãy đã bị phơi nhiễm HIV.

Sở Y tế đã tiến hành tư vấn, sàng lọc và cấp thuốc ARV miễn phí điều trị phơi nhiễm HIV ngay cho những người có liên quan đến những ca cấp cứu nạn nhân.

Sở đã cho uống thuốc dự phòng trong 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm (quy định là trong vòng 72 giờ) với 24 người có liên quan và theo dõi trong vòng 3 tháng.

Sở Y tế cũng đồng thời giám sát, xét nghiệm hướng dẫn việc tiệt trùng, xử lý, mai táng người nhiễm và các vật dụng liên quan.

 

Bảo vệ bệnh viện sản nhi Nghệ An bị đâm đã tử vong

http://suckhoedoisong.vn/bao-ve-benh-vien-san-nhi-nghe-an-bi-dam-da-tu-vong-n133532.html

Trưa 1/7/2017, tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết bảo vệ bệnh viện Lô Minh Hương của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An bị đâm trọng thương thủng tim, phổi vào sáng 30/6/2017 đã tử vong.

Được tin, lãnh đạo ngành y tế Nghệ An, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho gia đình anh Lô Minh Hương.

Có 50 y bác sĩ, cán bộ bệnh viện đã hiến 50 đơn vị máu và 19 khối hồng cầu để truyền. Nhưng do vết thương quá nặng, anh Lô Minh Hương đã mất. Được biết, Công an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án,  bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Thái người đã đâm anh Hương, để điều tra tội giết người.

 

“Bài trừ” kháng sinh trị viêm ruột do Shigella: Ðúng hay sai?

http://suckhoedoisong.vn/bai-tru-khang-sinh-tri-viem-ruot-do-shigella-ung-hay-sai-n133487.html

Hiện nay, do những thông tin về vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đã khiến không ít các bà mẹ có tâm lý “bài trừ kháng sinh”.

Hiện nay, do những thông tin về vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đã khiến không ít các bà mẹ có tâm lý “bài trừ kháng sinh”. Thậm chí còn chia sẻ đường link, trong đó với nội dung chủ trương ‘’chống kháng sinh’’ trong điều trị viêm ruột do Shigella. Vậy việc “bài trừ” kháng sinh này là đúng hay sai?

Một trường hợp bệnh nhân cụ thể

Một bà mẹ có con bị viêm ruột do Shigella (đã được nuôi cấy định nhanh vi khuẩn tại Bệnh viện), bác sĩ kê thuốc kháng sinh nhưng chị kiên quyết không cho con uống thuốc mà chỉ cho con bú mẹ. Sau 20 ngày căng thẳng chăm sóc con theo cách của mình, bà mẹ này tự hào lên facebook chia sẻ thành tích không dùng kháng sinh mà con vẫn khỏi bệnh. Status này đã được nhiều bà mẹ khác like và chia sẻ... Có lẽ việc làm này của bà mẹ kể trên sẽ gây hiệu ứng lan tỏa rộng và rất có thể nhiều bà mẹ khác sẽ hưởng ứng theo “kinh nghiệm” này. Và đây là việc làm hết sức nguy hiểm. Có thể nói, trường hợp con của bà mẹ nêu trên đã rất may mắn khỏi bệnh mặc dù không được điều trị bằng kháng sinh. Nhưng đa số trẻ em khi bị viêm ruột do Shigella nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Hơn nữa, việc không điều trị bệnh còn khiến trực khuẩn Shigella lây lan ra cộng đồng và nguy cơ khiến nhiều trẻ khác bị mắc bệnh, thành dịch lớn. Và đó chính là lý do mà khi bạn mắc viêm ruột do lỵ trực khuẩn Shigella, đã được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết và bác sĩ đã kê đơn thì cần phải được điều trị bằng kháng sinh.

Lợi ích của liệu pháp kháng sinh

Mục tiêu của liệu pháp kháng sinh trong điều trị viêm ruột do lỵ trực khuẩn Shigella bao gồm: cải thiện triệu chứng, diệt trừ vi khuẩn  và giảm sự lây lan cho cộng đồng. Việc sử dụng kháng sinh diệt Shigella một cách hợp lý sẽ cải thiện tiêu chảy trong vòng 3 ngày; cải thiện tình trạng sốt trong vòng xấp xỉ 1 ngày và giảm được sự phát tán mầm bệnh ra cộng đồng (từ 2-5 ngày so với 4 tuần nếu không điều trị). Điều trị kháng sinh hợp lý cũng có thể giảm được nguy cơ  tiến triển tới biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu ruột, hoại tử ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, lồng ruột, sa trực tràng. Phình đại tràng do độc tố có kèm thủng hoặc không. Bội nhiễm viêm túi mật, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm nấm Candida ruột, nhiễm khuẩn huyết do các trực khuẩn ruột. Nặng hơn có thể biến chứng toàn thân (co giật, nhiễm độc thần kinh, truỵ tim mạch, viêm tắc động tĩnh mạch). Hội chứng tan máu - urê huyết, đây là biến chứng ít gặp nhưng lại rất trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và thận. Thường có 3 triệu chứng: thiếu máu do tan máu, giảm tiểu cầu và suy thận. Nếu nặng có thể gây thiếu máu nặng, rối loạn đông máu, gây chảy máu dưới da, niêm mạc và suy thận... Hội chứng Reiter với tam chứng (viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt) không gây mủ do Chlamydia gây nên. Thường xuất hiện 2 - 3 tuần sau khi khỏi lỵ trực khuẩn (cũng có thể xuất hiện ở ngay giai đoạn toàn phát). Tam chứng này có thể xuất hiện cùng lúc hoặc riêng lẻ. Trước đây người ta coi hội chứng này là biến chứng, nay được coi nó là bạn đồng  hành với bệnh lỵ.

Bệnh lỵ trực khuẩn có thể gây tử vong trong các thể nhiễm độc nặng, kéo dài và tử vong do các biến chứng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 1995, tỷ lệ tử vong (trong trường hợp không được điều trị bệnh sớm có hiệu quả) là 1-10% tùy theo quốc gia.

Do vậy, những lợi ích của việc dùng thuốc thì vượt trội hơn so với nguy cơ tiềm ẩn của việc vi khuẩn kháng thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ nghiêm trọng của kháng sinh trị Shigella được cảnh báo, bao gồm: Sốc phản vệ, phản ứng mẫn cảm, hội chứng Stevan-Johnson. Tuy nhiên, vào năm 2010, một phân tích từ 16 thử nghiệm ngẫu nhiên (với 1.748 trẻ em và người lớn tham gia) cho thấy các kháng sinh trị Shigella được sử dụng đều an toàn, không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được  báo cáo. Liệu pháp kháng sinh không làm xuất hiện sự gia tăng nguy cơ hội chứng tán huyết urê máu cao của Shigella Dysenteria

Chỉ định kháng sinh khi nào?

Quyết định chỉ định kháng sinh liệu pháp phải cân nhắc tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, khả năng diễn biến bệnh và cân nhắc tới sức khỏe của cộng đồng. Shigella có khả năng lây lan rất cao, chỉ cần nuốt phải 10 con vi khuẩn là có thể bị bệnh. Do đó, việc tiệt trừ Shigella còn có ý nghĩa tránh lây lan cho người khác (ví dụ như ở nhà trẻ, bệnh nhân nội trú...). Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nặng thì khuyến cáo sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm điều trị của bác sĩ để diệt Shigellla.

Ở trẻ em và thiếu niên được nghi ngờ là bị nhiễm Shigella (tiêu chảy phân nhầy máu, đau bụng từng cơn, sốt cao, hiện diện nhiều bạch cầu đa nhân trong phân...), kèm theo các triệu chứng: Bị suy giảm miễn dịch; Có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn (tăng cao bạch cầu, hạ thân nhiệt, sốt cao trên 39 độ, lừ đừ). Những bệnh nhân này kháng sinh nên bắt đầu theo kinh nghiệm của bác sĩ sau khi đã lấy phân đi xét nghiệm và lấy máu để cấy. Sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ (phân và máu).

Ngoài ra, những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của lỵ trực khuẩn và cấy phân mọc lên Shigella thì khuyến cáo liệu pháp kháng sinh  nếu có một trong 5 yếu tố sau: Có bằng chứng nhiễm khuẩn; yêu cầu phải điều trị nội trú; đi học nhà trẻ; sống trong một tập thể; Có liên quan tới việc làm chế biến đồ ăn. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng và cấy phân dương tính và không thuộc 5 yếu tố trên cũng có thể cân nhắc cho kháng sinh. Điều này phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, nguy cơ lây truyền cho người khác.

Đối với những trẻ nghi ngờ nhiễm Shigella nhưng không rơi vào các tình huống vừa nêu (không suy giảm miễn dịch, không hoặc chưa  có  kết quả cấy phân) thì dùng kháng sinh khi có một trong các mục sau: Có yếu tố dịch tễ mạnh (đang trong vụ dịch, người trong nhà cấy phân lên dương tính với Shigella); triệu chứng lâm sàng điển hình.

Không sử dụng kháng sinh cho hầu hết các trẻ chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc đang hồi phục tự nhiên. Tuy nhiên vẫn phải dùng kháng sinh cho những trẻ này tại thời điểm  kết quả nuôi cấy trả về có dương tính với Shigella và trẻ đang đi nhà trẻ, sống trong tập thể đông hoặc đang nằm điều trị nội trú nhằm tránh lây lan cho người khác.

Việc lựa chọn kháng sinh nào bác sĩ sẽ tùy thuộc từng bệnh nhân cụ thể để kê đơn. Bệnh nhân không được tự ý mua kháng sinh về tự điều trị và cũng không bỏ điều trị ngang chừng.

 

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bao nhiêu sẽ gây vô sinh?

http://khoahocphattrien.vn/suc-khoe/uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-bao-nhieu-se-gay-vo-sinh/2017070208085173p1c784.htm

Các bác sĩ sản khoa cảnh báo nếu lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp rất dễ gây vô sinh. Ths.BS Phạm Thị Thanh Phương, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc, cho biết: Trong suốt thời gian gần 30 năm làm về phụ sản, chị gặp rất nhiều trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai. Tỷ lệ này tăng lên trong những năm gần đây và hay gặp nhất ở những bạn trẻ.

 “Có bạn bị vô kinh, có bạn lại bị rong kinh 2- 3 tháng, thậm chí có cặp vợ chồng sảy thai liên tục. Đến khi gặp tôi, sau khi hồi cứu lại tiền sử thì các bạn ấy mới cho biết, do hai bạn sống xa nhau, ban đầu chưa định có con nên sau mỗi lần vợ chồng gặp nhau là bạn ấy lại dùng thuốc tránh thai khẩn cấp” - BS Phương nói.

BS Phương kể lại, trường hợp ấy còn rất trẻ, sống ngay tại Hà Nội, cưới nhau 2 năm nhưng cả 4 lần có bầu thì cả 4 lần không giữ được thai. “Cô ấy đến trong trạng thái buồn bã. Lần nào cũng ngân ngấn nước mắt, lần nào cũng chỉ một câu: Chị ơi, tình trạng của em có chuyển biến không? Cần phải uống thuốc gì, làm gì chị cứ nói, bao tiền em cũng lo được miễn là giúp em có được con”- BS Phương kể lại. Theo BS Phương, chị đã rất vất vả giải thích cho bệnh nhân việc chữa vô sinh rất cần sự kiên trì. Đặc biệt với trường hợp của bạn này, do lúc trẻ đã uống quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp. BS Phương cho biết thêm, thuốc tránh thai là những thuốc có tác dụng mạnh để chống thụ thai. Không chỉ đơn thuần tác dụng lên cơ quan sinh sản, một số chị em phụ nữ sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều cũng dẫn đến vô sinh. Các nghiên cứu về sinh sản từng nhận định thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng hạn chế sự phát triển và rụng trứng. Khi ngừng thuốc thì buồng trứng cần một khoảng thời gian tương đối dài để hồi phục. Nhưng khi dùng quá liều, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm niêm mạc tử cung bị teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không thể làm tổ được.

“Nếu chửa lần sau thì nguy cơ sẩy thai cũng rất lớn. Bình thường, thuốc tránh thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của phụ nữ cũng như khả năng sinh con. Nhưng việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể gây khó có thai lại trong vòng 6 tháng đầu sau khi dùng thuốc. Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp 3 lần/tháng uống liền trong vòng 6 tháng thì nguy cơ vô sinh rất cao” - BS Phương nói. Theo các bác sĩ, hiện nay rất nhiều chị em phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp mà không biết các tác dụng phụ của nó. Theo quy định chỉ được uống tối đa 2 viên thuốc tránh thai khẩn cấp trong một tháng, nhưng không ít người dùng tới 10 – 15 viên/tháng. Trao đổi về vấn đề này, BS sản khoa Lê Thị Kim Dung – Trung tâm y tế Lao động Thái Hà cho biết, thuốc tránh thai cấp có thành phần tương tự như thuốc tránh thai hằng ngày nhưng liều lượng cao gấp 4 lần. Nó có tác dụng ức chế sự rụng trứng và ức chế trứng bám vào niêm mạc tử cung nên ngăn chặn quá trình thụ thai. Tuy nhiên, theo BS Dung thì thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả không cao lắm (khoảng 75%) và hiệu quả này càng giảm đi nếu dùng nhiều lần. Thuốc gây một số tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Vì thế BS Dung khuyến cáo chị em, nhất là các bạn gái trẻ cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục. Theo chỉ định, thuốc này chỉ dùng cho những người khỏe mạnh và không được dùng quá 2 lần trong một tháng.

“Ngoài việc có thai ngoài ý muốn, bị rối loạn kinh nguyệt là “tai nạn” hay xảy ra nhất đối với những người lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến nay chưa có kết luận chính thức nào về việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây vô sinh. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá nhiều sẽ hạn chế sự phát triển và rụng trứng, khi ngừng thuốc thì buồng trứng cần một khoảng thời gian tương đối dài để hồi phục. Do đó, chỉ nên coi viên tránh thai khẩn cấp như một biện pháp cuối cùng khi định tránh thai, chớ nên lạm dụng” - BS Dung nhấn mạnh.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, nếu nạo phá thai là nguy cơ hàng đầu dẫn đến vô sinh, thì việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên gây nguy cơ vô sinh đứng liền sau đó. Vì vậy, các cặp tình nhân tuổi teen thiếu hiểu biết còn dùng thuốc thường xuyên, thay thế bao cao su thì nên chấm dứt, nên đi khám sức khỏe để được tư vấn phương pháp tránh thai đảm bảo, an toàn.

 

Khuyến cáo tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/khuyen-cao-tiem-phong-vaccine-viem-nao-nhat-ban-cho-tre-712566.html

Bộ Y tế vừa khuyến cáo, để chủ động phòng, chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịch. Nếu có các dấu hiệu sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương như co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê thì người dân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời…

Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết trong sáu tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có một trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La. Số ca mắc bệnh xuất hiện rải rác, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Nam. Các tỉnh, TP có số mắc cao là Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Khánh Hòa, Kiên Giang và Kon Tum.

Trong năm 2017, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản bổ sung cho đối tượng 6-15 tuổi tại 16 tỉnh, TP hiện lưu hành dịch bệnh viêm não Nhật Bản và có nguy cơ bùng phát dịch.

 

  Việt Nam ghi dấu ấn tại hội nghị toàn thế giới về bệnh phổi trẻ em

http://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/viet-nam-ghi-dau-an-tai-hoi-nghi-toan-the-gioi-ve-benh-phoi-tre-em-447909/

Tại hội nghị “Bệnh phổi trẻ em toàn thế giới” lần thứ 16 vừa diễn ra tại Tây Ban Nha vào cuối tháng 6-2017, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời tham dự với báo cáo “Đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ của viêm phổi nặng do sởi biến chứng ở Việt Nam”. Đây là hội nghị thường niên qui tụ các giáo sư, bác sỹ giỏi trong các lĩnh vực chuyên sâu về bệnh phổi hiếm gặp cũng thường gặp như viêm phổi cộng đồng; các kỹ thuật thở máy hiện đại vv…

Các chuyên gia của các nước từ đến từ châu Âu, châu Mỹ, Australi, Nam phi, châu Á vv… đã cùng trao đổi và báo cáo những thành tựu nghiên cứu mới nhất trong chẩn đoán và điều trị các bệnh phổi nhiễm trùng và không nhiễm trùng; các bệnh phổi mạn tính và cấp tính từ tuổi sơ sinh đến 18 tuổi; các bệnh phổi thường gặp cũng như hiếm gặp; các bệnh hay gặp ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển.  “Đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ của Viêm phổi nặng do sởi biến chứng ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng là sự đúc kết kinh nghiệm điều trị đầy sáng tạo của ông trong dịch sởi năm 2014 đã đi vào lịch sử ngành y, khi ông đã cứu sống nhiều bệnh nhi bị bệnh rất nặng từ cõi chết trở về. Báo cáo đã được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao và tại hội nghị về bệnh phổi trẻ em này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng đã được mời vào Ban cố vấn quốc tế. Đây là niềm tự hào không chỉ của riêng PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, mà là của cả ngành y tế Việt Nam khi đã cho thấy các thầy thuốc của Việt Nam đã không ngừng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, với mục tiêu cao cả là chữa bệnh cứu người và khẳng định được vị thế y học của Việt Nam với các nước.

 

'Người hùng' chở nạn nhân TNGT không được cấp thuốc miễn phí: 'Biết HIV, tôi vẫn cứu!'

http://thanhnien.vn/doi-song/nguoi-hung-cho-nan-nhan-tngt-khong-duoc-cap-thuoc-mien-phi-biet-hiv-toi-van-cuu-851374.html

Người dân phố núi Kon Tum xôn xao khi trên facebook tên Le Tung đăng về việc anh bị nghi phơi nhiễm HIV khi đưa nạn nhân TNGT nhiễm HIV đi cấp cứu. Ngay sau sự việc, bác sĩ nói anh phải mua thuốc uống chứ không được điều trị miễn phí.  Trong mấy ngày qua, người dân phố núi Kon Tum xôn xao khi trên facebook tên Le Tung đăng về việc anh dùng xe cá nhân chở nạn nhân vụ TNGT trên quốc lộ 14 trưa 30.6 đi cấp cứu tại bệnh viện.

Theo đó, khi phát hiện 1 nạn nhân tử vong bị nhiễm HIV do anh đưa vào bệnh viện, anh Tùng đến cơ quan chuyên môn để điều trị thì bị bác sĩ nói phải mua tiền thuốc. Trưa 2.7, chúng tôi tìm gặp anh Lê Văn Tùng (người đăng tải trên facebook Le Tung nói trên), nghe anh chia sẻ phút giây ngay lập tức cứu người bị TNGT và đi "xin thuốc vì lo bị phơi nhiễm HIV".

Anh Lê Văn Tùng (28 tuổi), trú ở thôn 11, xã Đăk Hrinh cho biết, khi biết vụ TNGT xảy ra, anh cùng chú là Lê Văn Tý (39 tuổi) cùng người gia đình và hàng xóm tham gia cấp cứu nạn nhân.

"Đến hiện trường chưa được 30 giây nhưng thấy cảnh mỗi người văng một nơi, nhiều người bất tỉnh, em chạy về nhà lấy xe tải 43h-2137quay lại hiện trường đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế H.Đăk Hà", Tùng cho biết. Tuy nhiên, Tùng và mọi người ưu tiên cho 8 người bị thương nặng chở đi trước, sau đó dự định sẽ về chở những người thương tích nhẹ hơn.

Chiều 2.7, giải thích với chúng tôi, BS Nguyễn Văn Đôn cho biết, theo quy định hiện hành thì chiều 30.6, trường hợp của anh Tùng không được cấp thuốc miễn phí.Những người được cấp thuốc miễn phí phải có văn bản, hồ sơ của Hội đồng xác định phơi nhiễm HIV gửi đến. Đến tối 30.6, lãnh đạo đơn vị Trung tâm phòng chống HIV/AIDS mới chỉ đạo BS Đôn khám, điều trị miễn phí cho anh Tùng. Mỗi khi đưa ai lên xe, Tùng tìm điện thoại nạn nhân để gọi cho người nhà của họ để thông báo. Khi chuyển 8 nạn nhân đến Trung tâm Y tế H.Đăk Hà, Tùng quay ra thì gặp xe cấp cứu chở nạn nhân T.T.M. (sau này xác định đã tử vong tại hiện trường) vừa đến, nên anh quay sang cùng với một người tên Đức (người nhà bệnh nhân điều trị tại đây) đưa nạn nhân vào.

Khi đó, anh Tùng nói mình nâng phần đầu, còn anh Đức phần chân, thân nên máu nạn nhân có dính trên vết thương bị trầy xướt trước đó. "Vết xướt này em bị trước vụ TNGT khoảng 40 phút", Tùng nói.

"Thực ra, em không biết nạn nhân bị HIV, nhưng nếu có biết em cũng tham gia bồng bê họ vào cấp cứu. Ai cũng làm hết, không chỉ mình em", Tùng thổ lộ. Anh Tùng cũng cho biết, anh và gia đình đã nhiều lần dùng xe tải gia đình cấp cứu nạn nhân bị TNGT trên đoạn đường quốc lộ 14 đi ngang nhà. Vụ việc lần này lại quá thương tâm nên chỉ góp phần công sức nhỏ bé mà thôi.

Đến chiều 30.6, Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà thông báo phát hiện túi nạn nhân T.T.M tử vong có giấy tái khám HIV nên yêu cầu những ai tham gia đưa nạn nhân này nhập viện phải đi làm xét nghiệm và điều trị phòng phơi nhiễm HIV.

Chiều 30.6, Tùng cùng hai người thân xuống Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tại TP.Kon Tum để điều trị, nhưng quá giờ làm việc nên tìm gặp BS Nguyễn Văn Đôn, Trưởng khoa khám, điều trị chuyên khoa HIV/DIAS và điều trị nghiện chất. Trong một quán cà phê, vị BS này tư vấn và nói anh Tùng cần dùng thuốc CRV "3 trong 1" vì máu nạn nhân có vấy lên vết xước.

Tuy nhiên, bác sĩ này nói trường hợp của Tùng không cấp miễn phí, vì không thuộc diện cấp thuốc miễn phí theo quy định hiện hành, nên phải mua 1,2 triệu đồng/lọ. Sáng hôm sau 1.7, anh Tùng được tiếp tục được đưa đi xét nghiệm phơi nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà. Tại đây, do bị giải thích như chiều 30.6 rằng không được cấp thuốc miễn phí nên anh Tùng đăng lên facebook chia sẻ với mọi người.

Chiều 2.7, liên lạc qua điện thoại với chúng tôi, trung tá Nguyễn Xuân Hướng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Kon Tum cho biết, có nghe về trường hợp anh Lê Văn Tùng dùng xe cá nhân cấp cứu bệnh nhân bị TNGT. Ông Hướng nói sẽ xác minh và báo cáo cấp trên, nếu đúng như người dân kể sẽ kịp thời khen thưởng cho trường hợp này. 

Đến chiều 1.7, anh Tùng tiếp tục được khám và phát thuốc chống phơi nhiễm HIV miễn phí, nên anh trả lại thuốc mua của bác sĩ Đôn, có 18 viên.

Do uống 2 viên trước đó nên anh Tùng phải trả tiền 80.000 đồng cho bác sĩ Đôn.

Anh Tùng cho  hay, khi đăng lên facebook và chia sẻ cộng đồng, thì có hàng trăm người chia sẻ. Tuy nhiên, đến chiều 2.7 thì trên facebook Le Tung chỉ còn một video và hình ảnh anh Tùng cùng người nhà đưa người đi cấp cứu tại bệnh viện, còn status nói trên thì không còn. Chỉ thấy status Tùng đăng nói mình được đi khám và cấp thuốc miễn phí chống phơi nhiễm HIV. Tùng cho biết, chính anh đã gỡ đoạn status nói trên, vì ngành chức năng địa phương đến tận nhà động viên. Chiều 2.7, giải thích với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Văn Đôn cho biết, theo quy định hiện hành thì chiều 30.6, trường hợp của anh Tùng không được cấp thuốc miễn phí.

Những người được cấp thuốc miễn phí phải có văn bản, hồ sơ của Hội đồng xác định phơi nhiễm HIV gửi đến. Đến tối 30.6, lãnh đạo đơn vị Trung tâm phòng chống HIV/AIDS mới chỉ đạo bác sỹ Đôn khám, điều trị miễn phí cho anh Tùng.

Sáng 1.7, BS Đôn và một bác sĩ khác được điều lên Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà để khám, xét nghiệm cho các ca nghi nhiễm HIV. "Nhưng do không được chỉ đạo mang thuốc theo cấp miễn phí cho các bệnh nhân nên chiều 1.7, chúng tôi mời các nạn nhân xuống Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS lấy thuốc miễn phí về uống theo hướng dẫn", bác sĩ Đôn nói.

BS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Giám đốc Trung tâm HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết, chỉ nghe những việc liên quan đến bác sỹ Đôn với anh Lê Văn Tùng "bên ngoài", chứ chưa có gì chính thức, nhưng sẽ kiểm tra lại sự việc.

Chiều 2.7, BS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Giám đốc Trung tâm HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết, liên quan đến vụ tham gia cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) trưa 30.6 trên quốc lộ 14 thuộc thôn 11, xã Đăk Hrinh, H.Đăk Hà (Kon Tum), đến nay có 24 người nghi phơi nhiễm HIV, trong đó có 6 người dân, còn lại là cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm Y tế H.Đăk Hà.

Theo đó, tất cả các trường hợp này đã được xét nghiệm, khám cho cấp thuốc điều trị ARV. "Hiện chúng tôi đang làm báo cáo gửi Sở Y tế Kon Tum và Bộ Y tế về những trường hợp nghi bị phơi nhiễm nói trên", bác sĩ Thúy nói.

Theo đó, nạn nhân tử vong trong vụ TNGT ngày 30.6 bị nhiễm HIV/AIDS tên là T.T.M trú ở TT.Plei Kần, H.Ngọc Hồi đang điều trị HIV ngoại trú, là trường hợp theo dõi có trong danh sách của Trung tâm này.

 

Quản lý an toàn thực phẩm: Bãi bỏ những quy định mơ hồ

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=74&NewsId=392281

Tại hội thảo “An toàn thực phẩm từ quy định đến thực tiễn quản lý: Vấn đề vướng mắc và kỳ vọng tại Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 38/2012/ND-CP” nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục cấp giấy tiếp nhận hợp quy và giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều nội dung không rõ ràng, điều kiện để được chứng nhận phù hợp rất mơ hồ, nên cần bãi bỏ.

Có thể thấy, Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25.4.2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành đã góp phần tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong thực thi Pháp lệnh An toàn thực phẩm trước đây. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định 38/2012/NĐ-CP, cộng đồng các doanh nghiệp thực phẩm đã gặp phải một số vướng mắc, bất cập, làm tăng chi phí bất hợp lý và tạo gánh nặng hành chính đối với doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/2012/NĐ-CP theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy vậy, một số điểm bất cập lớn vẫn chưa được giải quyết trong dự thảo nghị định sửa đổi. Các ý kiến doanh nghiệp đã dẫn ra rằng, thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP không có trong Luật An toàn thực phẩm, nhưng lại là quy định đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Nhiều doanh nghiệp cho biết họ đã phải tiêu tốn trên 4 tháng mới xin được giấy tiếp nhận hợp quy, mặc dù sản phẩm đã có phiếu kiểm nghiệm đạt chất lượng theo quy chuẩn khi nộp hồ sơ.

Theo Trưởng ban Pháp chế - Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn việc quản lý chất lượng ATTP qua thủ tục công bố hợp quy, công bố phù hợp ATTP như hiện nay là không phù hợp. Cụ thể, theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP, để đưa một sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn ra thị trường, đầu tiên doanh nghiệp phải gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm. Nếu đạt chất lượng thì doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rồi nộp hồ sơ gửi Cục ATTP - Bộ Y tế xin xác nhận công bố phù hợp ATTP. Lúc này, Cục ATTP sẽ thẩm xét giấy tờ rồi cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp ATTP. Việc quản lý bằng thủ tục kể trên không có tác dụng bảo đảm ATTP vì Cục ATTP không kiểm tra cơ sở sản xuất mà chỉ thẩm xét dựa trên tài liệu, hồ sơ. Mặt khác, việc nặng vào quản lý dựa trên hồ sơ, giấy tờ như vậy không chỉ gây tốn kém thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp mà còn thiếu minh bạch, dễ nảy sinh tiêu cực để “hành” doanh nghiệp. Điều này cho thấy cơ quan quản lý đang trút gánh nặng tài chính lên doanh nghiệp và cuối cùng người tiêu dùng là đối tượng phải chịu chi phí do giá thành sản phẩm tăng lên.

Đồng quan điểm trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh cũng cho rằng, thủ tục hiện nay đang kéo dài vô lý. Việc lấy mẫu để kiểm tra đã rất lạc hậu, làm sao có thể dựa vào việc lấy mẫu để nói đó là thực phẩm an toàn, vì mẫu đó không thể đại diện được cho chất lượng của bao nhiêu hàng hóa.

Nguyên Cục trưởng Cục Khảo sát sau thông quan, Tổng Cục Hải quan Phạm Thanh Bình cho biết: Tính đến chiều 29.6.2017, số hồ sơ đang chờ cấp chứng nhận tại Cục ATTP (Bộ Y tế) là hơn 9.000. Số hồ sơ đang được xử lý tại đây là gần 5.000. Như vậy, số hồ sơ tồn đọng, đang xem xét tại đây là khoảng 15.000 hồ sơ. Với số lượng như vậy thì việc kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận là đương nhiên, dẫn đến việc các doanh nghiệp phải kêu ca, phản ánh. “Chúng tôi kiến nghị nên bãi bỏ quy định công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, bởi tính không hiệu quả và không bảo vệ người tiêu dùng…”, ông Phạm Thanh Bình nhấn mạnh. Cũng theo ông Bình, trong thủ tục công bố sản phẩm, một công việc mất nhiều chi phí và thời gian là kiểm nghiệm. Theo dự thảo Nghị định thì dù là tự công bố, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành kiểm nghiệm và phải kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Tức là, về cơ bản, chẳng khác gì việc công bố trên cơ sở chứng nhận hợp quy. Do vậy, đề nghị quy định, trường hợp doanh nghiệp tự công bố thì việc có cần kiểm nghiệm hay không là do doanh nghiệp quyết định.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng kiến nghị, những quy định không phù hợp thì nên được bãi bỏ. Thứ nhất, bãi bỏ quy định cấp giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và chuyển sang hình thức chứng nhận hợp chuẩn theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tại các tổ chức được chỉ định bởi các cơ quan có thẩm quyền (đã có 37 tổ chức được chỉ định trên cả nước) do hình thức Công bố phù hợp quy định ATTP không có quy định trong Luật ATTP và thực hiện thời gian 4 năm qua cho thấy sự bất cập, vướng mắc như tính chất của một “giấy phép con”.

Thứ hai, trong khi chưa sửa được Luật ATTP, thì không cần thực hiện công bố hợp quy với các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn đối với tất cả những nước mà hiện tại Việt Nam đã ký kết FTA hoặc đã có những sự công nhận các giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, chứng thư ATTP. Ít nhất, chúng ta nên áp dụng cho các nước có mức độ ATTP rất cao như: EU, Mỹ, Australia, New Zealand, Canada và Nhật Bản. Với cách thức này, doanh nghiệp, nhà nhập khẩu sẽ có trách nhiệm thông báo đến cơ quan nhà nước liên quan, nộp các chứng từ nhập khẩu kèm theo, ghi nhãn phụ hàng hóa để nhận dạng sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về nội dung ghi nhãn. Đây cũng là cách mà các nước EU đang quản lý tương tự cho hàng thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

 

Khi trẻ tăng động

http://daidoanket.vn/tin-tuc/suc-khoe/khi-tre-tang-dong-371421

Phần lớn trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường bị cho rằng nghịch ngợm quá mức chứ không được hiểu rằng các em bị bệnh. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn cảm thấy vui mừng khi con mình hiếu động và cho đó là biểu hiện của sự lanh lợi. Thế nhưng, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo với các biểu hiện như vậy có thể trẻ đang mắc chứng rối loạn tăng động. Trẻ mắc bệnh này dễ gây ra các hành vi phạm tội trong tương lai.

Một buổi đến trường đón con tập thể thao, thấy con và mấy bạn gái đang bị một bạn trại cùng lớp trêu ghẹo. Bạn này lúc thì giật túi trên lưng các bạn xuống, lúc lại lấy vợt cầu lông gõ lên đầu bạn. Một lúc lại thấy cu cậu nhảy chân sáo loanh quanh, chọc phá các bạn khác…

Tóm lại là luôn chân, luôn tay, không ngưng nghỉ. Khi mẹ đến đón, leo lên xe mẹ rồi mà vẫn còn quờ tay cấu véo bạn này, bạn kia. Vài lần sau, vẫn thấy bạn trai này có biểu hiện nghịch quá mức như vậy.

Chia sẻ với một vài phụ huynh cùng đón con, mẹ bạn này cho biết: Trước thấy cháu hoạt động chân tay liên tục thì mình nghĩ là cháu nó hoạt bát, khỏe mạnh. Giờ đến lớp 5 rồi vẫn thấy cháu như vậy. Tuy nhiên, càng ngày cháu càng có những biểu hiện quá khích như nổi giận vô cớ, hay đánh bạn, thỉnh thoảng thấy thái độ căng thẳng. Đi khám các bác sĩ nhận định cháu thuộc dạng tăng động, giảm chú ý.

Theo TS.BS Lê Thị Khánh Vân- Phó trưởng Khoa Nội thần kinh BV Nhi đồng 2 (TP HCM) hiện có khoảng 100 trường hợp trẻ mắc các rối loạn tăng động giảm chú ý đang được điều trị tại khoa này. BS Lê Thị Khánh Vân cũng cho biết, đây là một bệnh lý tâm thần kinh gây ra rối loạn về giao tiếp, hành vi, cảm xúc. Tăng động giảm chú ý thường gặp nhiều ở bé trai hơn bé gái.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ huynh vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh này cũng như các tác hại của nó, dễ lầm tưởng với sự hiếu động nên không có biện pháp can thiệp kịp thời. Trẻ mắc hội chứng này cần được can thiệp điều trị lúc 4 - 5 tuổi, trước khi trẻ đến trường, để không ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Theo thống kê của BV Nhi đồng 2, số trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý hiện chiếm khoảng 20% trong tổng số trẻ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý, thần kinh khám tại BV. Còn tại BV Nhi đồng 1, mỗi tháng cũng tiếp nhận khoảng 30 trẻ đến điều trị căn bệnh này.

Theo một số nghiên cứu riêng lẻ tại các địa phương, có khoảng 6%-7% trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý trong tổng số trẻ em trên cả nước. “Nếu so sánh với 10 năm trước thì số lượng trẻ mắc bệnh đang gia tăng. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự gia tăng này một phần là do sự hiểu biết, kiến thức khoa học của các bác sĩ ngày càng cao hơn, phụ huynh cũng nhận thức rõ hơn về bệnh nên đưa trẻ đi khám nhiều hơn trước”- bác sĩ Khánh Vân cho hay.

Theo BS Lê Thị Khánh Vân, bệnh tăng động khiến trẻ có thể phải đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển lòng tự trọng, thành tích học tập ở trường kém và gặp rắc rối trong các mối quan hệ khiến cuộc sống của trẻ gặp khó khăn. Ví dụ, trong lớp, có thể dẫn đến thành tích học tập kém và chịu sự chế giễu hay trách mắng từ bạn học và người lớn. Chính vì sự tăng động nên trẻ dễ bị tai nạn và thương tích nhiều hơn so với trẻ khác. 

Do tổn thương bẩm sinh về di truyền và cấu trúc

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 3-10% các cháu tuổi học đường mắc ADHD. Hiện, ở Việt Nam chưa có con số thống kê trên toàn quốc. Riêng ở Hà Nội, qua kết quả điều tra của BV Tâm thần Hà Hội tại 8 trường thì 6,5% các cháu tuổi học đường mắc ADHD, trong đó tập trung nhiều ở cấp 1 và tỉ lệ nam gấp 2-3 lần nữ.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, BS cao cấp Lý Trần Tình, nguyên Giám đốc BV Tâm thần Hà Nội cho biết: Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện như: Chạy lăng xăng suốt ngày, không tập trung, di chuyển sự chú ý liên tục, tay chân loáy hoáy liên tục, nói không ngừng, vận động như có gắn động cơ mà không biết mệt. Bên cạnh đó, trẻ thường nói quá nhiều, cắt ngang hoặc xen vào cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác; gặp khó khăn trong việc chờ đợi.

ADHD thường gặp ở nam giới hơn ở nữ giới, các biểu hiện hành vi cũng có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ, các bé trai có thể có hiếu động quá mức trong khi các bé gái có xu hướng kém chú ý một cách lặng lẽ. Vì vậy, trẻ gần như khó tham gia vào các trò chơi, hoạt động nhóm và khó hòa nhập trong môi trường tập thể. Quá trình tiến triển của ADHD rất phong phú. Các triệu chứng biểu hiện dai dẳng, có thể kéo dài tới tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành chiếm khoảng 50% các trường hợp. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng.

Còn các chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là do những tổn thương nguyên phát bẩm sinh về di truyền và cấu trúc. Bên cạnh đó, do tác động của môi trường, hoàn cảnh như: chấn động tâm lý, xung đột, căng thẳng quá mức trong gia đình, học tập… khiến trẻ bị tổn thương và gây ra rối loạn hành vi. Trẻ mắc tăng động giảm chú ý thường trở thành những đứa trẻ cá biệt, ảnh hưởng đến thành tích học tập.

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nguy hiểm hơn là trẻ tăng động có thể đi kèm với xung động, dễ dẫn đến hành vi tấn công, gây hấn với bạn bè, với những người xung quanh một cách vô cớ.  “Một số trẻ có biểu hiện xung động, dễ nổi nóng, gây hấn với người xung quanh, những biểu hiện đó có thể bùng phát lên hành vi xung đột, chống đối căng thẳng và có thể gây ra những hậu quả khôn lường”- BS Khánh Vân cảnh báo.

BS Phạm Minh Triết- Trưởng khoa Tâm lý BV Nhi đồng 1 cũng cho rằng, trẻ tăng động thường có xu hướng chống đối, có hành vi bạo lực với những gì trẻ không thích. Người lớn thường la mắng trẻ tăng động, do vậy trẻ dễ có xu hướng tìm đến các bạn bè cá biệt như mình và có hành vi xấu. Đặc biệt, trẻ có nguy cơ cao trở nên lạm dụng rượu và ma túy cũng như các  hành vi phạm pháp khác.

Do vậy, các BS khuyến cáo, khi phụ huynh thấy trẻ có những biểu hiện mắc chứng rối loạn tăng động, nên đưa đến BV để được can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc, gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Bởi đây là một căn bệnh rối loạn mãn tính, cần thời gian điều trị lâu dài nên rất cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường. Phụ huynh tuyệt đối không nên phạt, la mắng, dùng bạo lực với trẻ mắc bệnh rối loạn tăng động, mà cần nhẹ nhàng, kiên nhẫn uốn nắn, giúp trẻ điều chỉnh hành vi.

Theo BS cao cấp Lý Trần Tình, việc phòng bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) không đơn giản vì nguyên nhân chưa rõ ràng và có yếu tố di truyền nhưng chúng ta cũng có thể phòng ngừa bằng cách tránh những yếu tố nguy cơ như đảm bảo an toàn sinh nở, phòng chống những bệnh gây tổn thương não bộ, không hút thuốc uống rượu khi mang thai, tránh tiếp xúc với các chất kim loại nặng, thuốc trừ sâu, không sử dụng các phẩm màu thực phẩm gây độc hại. Hạn chế trẻ tiếp xúc nhiều với màn ảnh. Không cho trẻ em xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử quá nhiều trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời.

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang