Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 15/10/2017

  • |
T5g.org.vn - Phát động chiến dịch tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40; Nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; Thêm năm trẻ em ở Quảng Nam mắc bệnh bạch hầu; …

 

Nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Ngày 14/10, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong cán bộ, hội viên phụ nữ” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tham gia hội thi có 5 đội đến từ thành phố Hội An, Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh. Các đội cùng nhau tranh tài ở 3 phần thi gồm chào hỏi, kiến thức và tài năng.

Nội dung dự thi tập trung vào những vấn đề như: quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014, đặc biệt là vấn đề bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình. Với hình thức sân khấu hóa, các đội thi đã thể hiện sinh động những phần thi, tạo không khí sôi nổi, ấn tượng đối với người xem. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội thi của thị xã Điện Bàn, giải nhì là đội thi thành phố Tam Kỳ, giải ba thuộc về đội thi của thành phố Hội An (Nhân dân, trang 3)

 

Thêm năm trẻ em ở Quảng Nam mắc bệnh bạch hầu

Ngày 14-10, thông tin từ ở Y tế tỉnh Quảng Nam, trong đợt kiêm tra 2 ngày 12 và 13-10, Đoàn công tác của Viện Pa-xtơ Nha Trang và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam đã phát hiện thêm 5 trẻ em ở xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My có những biểu hiện bệnh bạch hầu, đang được điều trị tích cực. Trong số 5 em này, có một em bị nặng được chuyển lên Trung tâm y tế huyện Nam Trà My, 4 em còn lại đang được chăm sóc ở Trung tâm y tế xã Trà Vinh. Như vậy, trong vòng 15 ngày qua, tại ổ dịch bạch hầu Nam Trà My có tổng cộng 12 ca bệnh nghi mắc bạch hầu và có một trường hợp chết vào ngày 13-10 do biến chứng viêm cơ tim (Nhân dân, trang 3)

 

Phát động chiến dịch tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40

Ngày 14-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng tổ chức phát động chiến dịch “tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40” hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ung thư vú.

Trong gần một tháng triển khai chiến dịch, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng phối hợp các bệnh viện có chuyên khoa ung bướu ở Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh triển khai khám sàng lọc miễn phí, phát hiện sớm ung thư vú cho khoảng 10 nghìn phụ nữ từ 40 tuổi trở lên; tổ chức các buổi nói chuyện nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh ung thư vú tại Việt Nam.

Công tác điều trị ung thư vú hiện đã có bước tiến lớn về các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kết hợp các phương pháp điều trị khác như liệu pháp nội tiết tố, sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Tuy nhiên, việc tầm soát và phát hiện sớm (khi phụ nữ từ 40 tuổi trở lên) có ý nghĩa rất lớn trong điều trị. Vì nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú đạt tới hơn 80%; ở giai đoạn hai, tỷ lệ này giảm xuống 60%; ở giai đoạn ba khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn bốn thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn. (Nhân dân, trang 8)

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới trang 4: “Tầm soát ung thư vú cho 10.000 phụ nữ từ 40 trở lên”; Báo Tuổi trẻ trang 4: “Bắt đầu chiến dịch tầm soát ung thư vú”; Báo Thanh niên trang 3: “8 bệnh viện triển khai tầm soát ung thư vú miễn phí”

 

Phụ gia thực phẩm có phải là chất độc?

Nhắc đến chất phụ gia, nhiều người cho rằng nó là một chất độc, tuy nhiên, trên thực tế, nếu sử dụng đúng liều lượng, những chất này thực sự có ích trong cuộc sống thường ngày.

Không hoàn toàn có hại

Nhắc đến phụ gia thực phẩm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những chất độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuy nhiên, sự thật lại không hoàn toàn  như vậy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy lấy sữa công thức của trẻ em làm ví dụ minh họa. Rõ ràng, sau sữa mẹ, đây là sản phẩm an toàn nhất với trẻ sơ sinh. Thế nhưng, thành phần của sữa công thức? Ngoài lactose, sữa bột tách kem, dầu thực vật, đạm whey cô đặc, tất cả những thành phần còn lại đều có thể coi là phụ gia. Tất nhiên, khi sử dụng loại sữa này, có một số trẻ em bị dị ứng, đi ngoài..., thế nhưng, với đa phần trẻ nhỏ, đây là sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe.

Một ví dụ khác, đó là hoa quả nhập khẩu từ các nước châu Âu và Mỹ. Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên không hiểu vì sao chúng đều có vẻ ngoài sáng bóng, đẹp mắt dù đã trải qua thời gian dài vận chuyển? Rất đơn giản là vì chúng đã được tạo bóng bằng màng phủ Shellac - một trong những phụ gia giúp bảo quản hoa quả tươi lâu hơn.

Ở Mỹ, chất này được phép dùng vì an toàn với người sử dụng. Cũng nhờ màng phủ Shellac mà trải qua một hành trình dài từ Mỹ đến Việt Nam, các loại quả mới giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Trong trường hợp này, nếu không sử dụng phụ gia thì có lẽ chúng ta sẽ phải ăn những quả táo không chỉ kém tươi ngon mà còn bị hao hụt phần lớn các vitamin và khoáng chất.

78% thực phẩm chứa phụ gia

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Khoa học Công nghệ, trường Đại học Bách khoa, bản thân chất phụ gia không có độc, tuy nhiên, độc tố lại do cách chúng ta sử dụng chúng. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, chất phụ gia đang bị lạm dụng và sử dụng một cách tràn lan. Chẳng hạn, chất tạo ngọt saccarin vốn chỉ được dùng với liều lượng nhỏ hơn 200mg/kg lại được nhiều doanh nghiệp sử dụng vượt ngưỡng. Theo công bố Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vào dịp Tết năm 2016, ô mai mơ chua ngọt của  thương hiệu khá có tiếng dùng saccarin đến 1.336 mg/kg - vượt ngưỡng đến 6,7 lần.

Không chỉ sử dụng vượt ngưỡng, các chất phụ gia cũng đang được sử dụng tràn lan. Khảo sát của một nhóm các nhà khoa học thuộc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương cho thấy: tỷ lệ sử dụng phụ gia trong một số loại thực phẩm chế biến quá cao, thậm chí có thực phẩm chứa tới 23 loại phụ gia.

Cụ thể, tỷ lệ dùng phụ gia trong chế biến thực phẩm là 76,4%. Trong đó bánh, kẹo, mỳ gói chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc sử dụng từ 1 - 3 phụ gia cho một sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất 36,2%, tỷ lệ sử dụng 12 - 23 phụ gia cho một sản phẩm là 6,6%. Những mặt hàng thông dụng trong bếp ăn của nhiều gia đình như tương ớt, nước tương, nước mắm, sa tế các loại, chất ướp thịt nướng, giấm ăn đều sử dụng 3 - 4 loại phụ gia trở lên/sản phẩm. Có loại nước tương có tới 20 chất phụ gia, chủ yếu là nhóm chất điều vị. Hay bánh ngọt bông lan, bánh que xốp, vị bánh mà trẻ em ưa thích cũng chứa tới hơn 20 phụ gia/sản phẩm.

Ngoài yếu tố nguy cơ trên, tại nước ta, tình trạng sử dụng các phụ gia bị cấm cũng diễn ra rất phổ biến.  Chẳng hạn, sodium metalbisulfite - chất vốn được dùng để tẩy chất uế lại đang được nhiều cơ sở dùng để tẩy trắng bún, phở. Hay natri benzoat - chất chống mốc, chống lên men thực phẩm, gia vị, đồ uống vốn bị cấm ở nhiều quốc gia lại được sử dụng trong làm giò, chả...

Gần đây, cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh sử dụng bột sắt - chất được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su) mực in... để nhuộm gà, vịt trước khi quay. Theo các chuyên gia, nếu lạm dụng hoặc dùng các phụ gia trôi nổi, đã hết thời hạn để sản xuất thực phẩm, về lâu dài, các kim loại nặng trong hóa chất rất có thể khiến người sử dụng mắc các bệnh mãn tính, sỏi thận, thậm chí ung thư... (An ninh Thủ đô, trang 8)

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang