Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 20/5/2022

  • |
T5g.org.vn - Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc covid-19; Khánh thành Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM cơ sở 2; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất: Cả nước chỉ còn 7 xã thuộc vùng đỏ…

 

Báo động đỏ dịch sốt xuất huyết tại TPHCM

Chiều 19-5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TPHCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về tình dịch bệnh và các vấn đề dư luận quan tâm dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, kiêm nhiệm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

Thông tin tại buổi họp báo về việc TPHCM dự kiến tăng mức học phí năm học 2022-2023, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM Hồ Tấn Minh cho biết, trước đây học phí được thu theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhưng Nghị định này đã hết hiệu lực năm 2020. Ngày 27-8-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81 và bắt đầu thực hiện từ năm học 2021-2022.

Nghị định 81 có hiệu lực từ tháng 10-2021. Tháng 11-2021, theo chỉ đạo của Văn phòng UBND TPHCM về triển khai các văn bản, Sở GD-ĐT TPHCM có dự kiến soạn văn bản bắt đầu áp dụng cho năm học 2021-2022. Tuy nhiên thời điểm đó, dịch còn diễn biến phức tạp và còn nhiều vấn đề khác, sở đã tham mưu giữ nguyên học phí cũ và hỗ trợ học phí cho học sinh.

“Nhưng Nghị định 81 ban hành và đã có hiệu lực, đến thời điểm này chắc chắn chúng ta phải làm vì không sẽ không có cơ sở pháp lý liên quan đến học phí và việc cấp nguồn học phí cho học sinh tiểu học, THCS mà Sở xin miễn, giảm”, ông Hồ Tấn Minh nói.

Cũng theo Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM, việc điều chỉnh học phí trong Tờ trình của Sở GD-ĐT TPHCM theo Nghị định 81 để trình UBND TPHCM ở mức thấp nhất theo Nghị định này. Căn cứ định mức này, HĐND TPHCM sẽ quyết mức hỗ trợ học phí cho học sinh bậc THCS.

Về bệnh sốt xuất huyết đang có diễn biến tăng mạnh trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), cho hay, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố rất đáng báo động. Tính đến trưa 19-5, có tổng cộng 8.248 ca mắc sốt xuất huyết, so với cùng kỳ tăng 33,3%. Đáng chú ý nhất là số ca nặng lên đến 175 trường hợp, tăng 500% so với cùng kỳ. Số ca tử vong là 6 người (tăng 300%).

Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, sốt xuất huyết không lây truyền trực tiếp từ người qua người mà thông qua muỗi vằn, bệnh này không có thuốc đặc trị hay thuốc phòng ngừa. Để bảo vệ bản thân cùng gia đình khi đang vào mùa mưa, HCDC lưu ý người dân không nên để nước ứ đọng tạo điều kiện cho lăng quăng sinh sôi phát triển. Khi phát hiện người lớn hay trẻ nhỏ sốt, mệt mỏi, đau cơ không rõ nguyên nhân, trên da có các nốt xuất huyết thì nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế khám điều trị. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

Cùng chủ đề Báo Sức khỏe & Đời sống, trang 3: “Báo động xuất hiện nhiều ổ bệnh sốt xuất huyết”.

 

Khánh thành Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM cơ sở 2

Sáng 19-5, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM cơ sở 2 (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cùng đại diện các sở ngành thành phố đã tham dự buổi lễ.

Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM, cho biết, bệnh viện mới có quy mô 300 giường bệnh nội trú; diện tích sàn hơn 33.000m2 bao gồm 33 khoa, phòng, bộ phận.

Tổng kinh phí xây dựng hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó 50% là vốn đầu tư và 50% là vốn của bệnh viện. Bệnh viện được thiết kế theo tiêu chí 3H (Hospital - bệnh viện trang bị hiện đại; Hotel - tiện nghi, đẹp như khách sạn; Home - gần gũi, thân thiết như ở nhà).

Ngoài 3 nhiệm vụ chính là ngân hàng máu, ngân hàng tế bào gốc và khám chữa bệnh, bệnh viện sẽ thực hiện nhiệm vụ truyền máu, lưu trữ máu cho ngành y tế TPHCM. Đây cũng là nơi phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và huấn luyện về huyết học của thành phố.

Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM là nơi đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận GMP châu Âu (đạt tiêu chuẩn sản xuất tốt). Bệnh viện là đơn vị đứng đầu cả nước về lượng máu thu nhận và cung cấp máu, các chế phẩm của máu cho toàn bộ các bệnh viện tại TPHCM và một số tỉnh ĐBSCL. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).

 

Gần 9,38 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh

Tại nước ta, dịch bệnh vẫn đang được cơ bản kiểm soát trên phạm vi cả nước, mấy ngày gần đây, cả nước ghi nhận trên 1.000 ca COVID-19 trong cộng đồng mỗi ngày và rải rác 1, 2 ca tử vong mỗi ngày (có ngày không ghi nhận ca tử vong nào).

Thống kê của Bộ Y tế ngày 18/5 cho thấy, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.831 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 1.830 ca ghi nhận trong nước (tăng 45 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.557 ca trong cộng đồng).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 2.251 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.701.796 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.124 ca nhiễm).

 Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.694.040 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.596.360), TP. Hồ Chí Minh (609.054), Nghệ An (483.750), Bắc Giang (386.472), Bình Dương (383.739).

Tổng số người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi: 9.373.294 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.285.431 trường hợp, trong đó có 206 trường hợp nặng đang điều trị gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 172; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19; Thở máy không xâm lấn: 2; Thở máy xâm lấn: 11; Thở ECMO: 2. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất: Cả nước chỉ còn 7 xã thuộc vùng đỏ

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.

Đánh giá xu hướng tăng/giảm ca nặng, số ca nhập viện so với số ca mắc để đánh giá nguy cơ tình hình dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo ca bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ triển khai các thủ tục, chính sách đối với người nhiễm bệnh và mua thuốc điều trị COVID-19

Bộ Y tế nhấn mạnh: Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Những chỉ số tích cực về phòng chống dịch COVID-19 đã làm cho bản đồ dịch tễ cấp độ dịch quy mô xã, phường trên cả nước cũng có sự thay đổi theo chiều hướng vùng xanh, vùng vàng là chủ đạo.

Cập nhật cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết trong số 10.604 xã phường cả nước, có 96,3% được xếp nhóm vùng xanh (nguy cơ thấp) và vùng vàng (nguy cơ trung bình). Con số này có tăng so với 5 ngày trước đó. Hiện cả nước chỉ còn 7 xã phường (dưới 0,1%) là vùng đỏ (nguy cơ cao), giảm 3 xã phường so với trước đó 5 ngày. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “15 địa phương không có ca nhiễm mới Covid-19”.

 

Hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc covid-19

Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19.

Theo đó, Bộ Y tế nêu rõ, Covid-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. Trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể tồn tại quá 12 tuần, hay còn gọi là các tình trạng hậu Covid-19.

Trong tài liệu hướng dẫn này, Bộ Y tế hướng dẫn, những người sau mắc Covid-19 nếu thấy xuất hiện 1 trong 5 dấu hiệu cảnh báo sau đây thì cần sự trợ giúp y tế từ nhân viên y tế. Cụ thể:

- Thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở như: Nằm sấp; nằm nghiêng một bên cao đầu với đầu gối co nhẹ; ngồi cúi đầu ra trước; đứng cúi đầu ra trước, tay chống hông hoặc eo; thực hiện các kỹ thuật tập thở…

- Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục.

- Thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.

- Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.

- Thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.

Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài sau mắc Covid-19, đồng thời có bệnh mạn tính về tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim...); bệnh nội khoa (đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...) hoặc có biến chứng về tim mạch, hô hấp... trong thời gian nhiễm Covid-19 thì không nên trì hoãn mà cần khám và quản lý sớm.

Cũng theo tài liệu hướng dẫn vừa ban hành của Bộ Y tế, Covid-19 có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tình trạng dinh dưỡng, trong đó một số người bị giảm cân do ăn uống kém nhưng một số người lại tăng cân do ít vận động. Do đó, cần phải có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, lành mạnh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phục hồi sức khỏe một cách toàn diện sau mắc Covid-19.

Cụ thể, cần đảm bảo việc cung cấp thực phẩm, ăn đủ 3 bữa chính, ăn ngay cả khi bị mệt, không muốn ăn. Nếu lượng ăn vào ít, không đủ thì nên chia nhỏ để ăn thành nhiều bữa hơn.

Ngoài ra, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm, chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Số lượng các nhóm thực phẩm tiêu thụ cân đối trong ngày theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi.

Cần uống nhiều nước, hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai, rượu, bia, chất kích thích; hạn chế ăn mặn, hạn chế chất béo và đường; cần thiết thì đi khám tư vấn dinh dưỡng để được các nhân viên y tế tư vấn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phù hợp và an toàn. (Sức khỏe & Đời sống, trang 2).

 

Bốn người trong gia đình ở TP.Thủ Đức tử vong là do phù phổi cấp

Kết quả ban đầu cho thấy, 3 nạn nhân tử vong là do phù phổi cấp , không có tác động ngoại lực. Thi thể 3 nạn nhân được công an bàn giao cho gia đình đưa về Bình Thuận lo hậu sự.

Chiều 19.5, Công an TP.HCM phối hợp với Công an TP.Thủ Đức điều tra vụ việc 4 người trong gia đình tử vong trong phòng trọ tại đường số 6, KP.6, P.Hiệp Bình Phước được phát hiện sáng 18.5. Đến tối 18.5, công tác khám nghiệm tử thi 3 nạn nhân gồm: ông L.V.K, bà N.T.L (hai vợ chồng cùng 44 tuổi) và con trai L.Q.H (14 tuổi) đã kết thúc. Kết quả ban đầu cho thấy, 3 nạn nhân tử vong là do phù phổi cấp, không có tác động ngoại lực. Thi thể 3 nạn nhân được công an bàn giao cho gia đình đưa về Bình Thuận lo hậu sự.

Khám nghiệm hiện trường vụ việc cho thấy, gia đình ông K. sống trong căn phòng trọ hơn 10 m2 (có gác lửng). Phòng trọ được gia đình ông K. bịt hết các lỗ thông khí để sử dụng máy lạnh. Căn phòng trọ nằm sâu trong dãy trọ, phía trước cửa phòng gia đình ông K. đặt bếp lò nấu than tổ ong để hấp cá mang đi bán mỗi ngày.

Liên quan đến vụ việc, lúc 15 giờ 50 ngày 19.5, chị L.T.K.L (con gái vợ chồng ông K., nạn nhân nguy kịch) đã qua đời tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân L. được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy vào sáng 18.5 trong tình trạng hôn mê sâu, sinh hiệu không ổn định, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân L. hôn mê do thiếu ô xy não, tổn thương đa tạng mức độ nặng, nghi nhiễm độc khí CO.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Hoài Minh Tân, Bí thư P.Hiệp Bình Phước (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết địa phương đã kêu gọi, quyên góp chung tay hỗ trợ gia đình ông K. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.Thủ Đức và P.Hiệp Bình Phước đã thăm hỏi và trao 60 triệu đồng đến người thân gia đình ông K. Gia đình ông K. thuộc diện khó khăn, cả nhà từ TP.Phan Thiết vào TP.HCM ở trọ đi làm. Ông K. thì đi làm thợ hồ, vợ bán cá hấp tại chợ Tân Định (Q.1), con gái lớn làm công nhân may, con trai 14 tuổi làm việc tại cửa hàng bán mắt kính. (Thanh niên, trang 5).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang