Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo ngày 24/9/2015

  • |
T5g.org.vn - Bảo hiểm y tế vì dân chứ đừng vì thành tích; Xe cứu thương trục trặc, bệnh nhân tử vong trên đường cấp cứu…

Bảo hiểm y tế vì dân chứ đừng vì thành tích

Ngành BHXH VN đang cố gắng phát triển thêm 2 triệu người tham gia BHYT để đạt mục tiêu 75% dân số tham gia BHYT vào cuối năm nay. Nếu không được, bản thân tôi không nhận danh hiệu thi đua”, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc BHXH VN khẳng định như thế tại phiên họp lần thứ 12 Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (QH) ngày 23.9. Trong ngày làm việc thứ 3, các đại biểu đã cho ý kiến về báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của QH về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT tiến tới BHYT toàn dân.

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết chỉ tiêu QH giao cho Chính phủ đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT. Tính đến tháng 6.2015, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 72,58% dân số.

Theo bà Hương, trong quá trình triển khai BHYT gặp không ít khó khăn, một số nhóm đối tượng đạt tỷ lệ thấp. Riêng nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình là 7,7 triệu người, chỉ đạt 31,5% số người thuộc diện tham gia BHYT theo hộ gia đình. Lý giải về việc này, bà Hương cho hay một số địa phương chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật về BHYT; chưa coi tỷ lệ bao phủ BHYT là một chỉ tiêu về phát triển kinh tế ở địa phương.

Đại diện ngành y tế cũng thừa nhận, chất lượng khám chữa bệnh BHYT chưa thực sự hấp dẫn, khả năng đáp ứng dịch vụ y tế còn hạn chế, nhất là y tế cơ sở. Người dân vẫn chưa hài lòng về thủ tục trong khám chữa bệnh, trong chuyển tuyến, trong thanh toán BHYT. Ngoài ra, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT còn nhiều vướng mắc... cũng là những nguyên nhân khiến người dân chưa mặn mà tham gia BHYT.

Ông Nguyễn Minh Thảo cho biết hiện nay còn 8 tỉnh có mức độ bao phủ thấp, tập trung nhiều nhất là ở ĐBSCL. Cá biệt, tỉnh Bạc Liêu mức độ bao phủ BHYT chỉ đạt xấp xỉ 49%.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cho rằng để thu hút người dân tham gia BHYT cần phải vận động, mềm dẻo, không thể bắt buộc, hay áp đặt hành chính, chế tài người dân tham gia. Quá trình tổ chức thực hiện phải hết sức mềm dẻo, vận động người dân tham gia.

Theo bà Mai, việc thu BHYT học sinh, sinh viên vừa qua là bài học cần phải rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Đầu năm học, trong khi có hàng trăm khoản thu đổ lên đầu phụ huynh học sinh, một số địa phương lại thu BHYT 15 tháng làm sao phụ huynh chấp nhận được. Đừng dùng bắt buộc để áp đặt theo hành chính khó mà thuyết phục người dân tham gia.

Bà Mai cho rằng: “BHXH và ngành y tế cần giải pháp mạnh để thúc đẩy thay đổi nhận thức, thái độ trách nhiệm của địa phương. Tôi đề nghị BHXH, Bộ Y tế phải quyết liệt, công bố rộng rãi “top 10” những địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp. Mục tiêu đạt 75% tỷ lệ bao phủ BHYT là vì người dân không phải là thành tích của Bộ Y tế hay của BHXH”. (Tiền phong (trang 2).

Xe cứu thương trục trặc, bệnh nhân tử vong trên đường cấp cứu

Theo tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, hôm qua 23.9, cơ quan này đã chỉ đạo Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 đến thăm hỏi và chia buồn với gia đình ông Lê Hồng Chung (49 tuổi, ở P.Cao Xanh, TP.Hạ Long, Quảng Ninh), người trước đó tử vong trên đường đi cấp cứu. Sự việc xảy ra khoảng 19 giờ ngày 21.9, ông Chung bị đột quỵ tại nhà và được người nhà gọi Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 xin điều xe đến đưa ông Chung đi cấp cứu. Tuy nhiên, khi xe cấp cứu chạy đến chân dốc gần nhà ông Chung thì bị chết máy. Gia đình phải gọi xe cấp cứu khác, tuy nhiên ông Chung đã tử vong trên đường đi.

Do gia đình bệnh nhân bức xúc nên cơ quan chức năng đã làm giám định pháp y, kết quả cho thấy ông Chung tử vong là do động mạch não bị phình, vỡ làm chảy máu ồ ạt gây chèn ép não... dẫn đến tử vong.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Văn Đễ, Giám đốc Trung tâm giám định pháp y Quảng Ninh, cho biết ông Chung có tiền sử phình mạch máu não, với tai biến trên, bệnh nhân sẽ tử vong chỉ trong vài phút, tỷ lệ cứu được là hy hữu.

Giám đốc Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Trần Đình Sĩ cho biết việc chiếc xe cấp cứu bị hỏng máy là rất hiếm. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy, chiếc xe đã bị trục trặc phần điện.

Theo một lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ninh, cơ quan này đã chỉ đạo toàn ngành kiểm tra lại máy móc và bảo dưỡng đặc biệt với các xe cấp cứu, vì nhiều xe có thể bị ảnh hưởng khi phục vụ trong đợt mưa lũ vừa qua. (Tiền phong (trang 3).

Chăm sóc, điều trị 3 nạn nhân còn bị thương trong vụ sập nhà

Đến chiều 23-9, trong 6 nạn nhân bị thương trong vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được đưa vào các bệnh viện cấp cứu, 3 người đã xuất viện, 3 người còn lại tiếp tục được theo dõi điều trị trong tình trạng tạm ổn định.

Tại Bệnh viện Việt Đức, hiện chỉ còn 2 ca đang nằm điều trị, trong đó 1 ca nặng, 1 ca nhẹ. Bác sĩ Lê Việt Khánh, khoa Phẫu thuật cấp cứu ổ bụng - trực cấp cứu sáng 23-9 cho biết, trường hợp bệnh nhân nặng là chị Vũ Thị Thúy Hằng, 37 tuổi, vào viện trong tình trạng chấn thương nặng, vỡ xương chậu, sốc mất máu. Bệnh nhân đã được mổ cấp cứu nút mạch máu, truyền máu. Hiện tình trạng của bệnh nhân ổn định, đang tiếp tục theo dõi chấn thương ổ bụng.

Nếu bệnh nhân không bị biến chứng chảy máu do vỡ xương chậu thì sắp tới sẽ điều trị vỡ xương chậu bằng ván cứng để giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. Còn trường hợp bệnh nhân bị chật khớp cổ chân phải, sau mổ cấp cứu đã được đưa về điều trị tại khoa Chấn thương 1, tình trạng ổn định.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, sáng 23-9, bệnh nhân Nguyễn Thị Tiêu, 64 tuổi, đang điều trị tại khoa Ngoại nhưng tình trạng sức khỏe đã ổn định. Kết quả chụp CT não tối 22-9 chẩn đoán bà không bị ảnh hưởng tới não, tay chân đã được bó bột vì bị gãy xương đòn vai và xương chân song bà có thể trở mình, nói chuyện được.

“Tôi đang quét rác ở lối ra vào ngay đầu ngõ, tự dưng thấy có tiếng răng rắc, chưa định hình được ở đâu thì tòa nhà đã đổ sập xuống, toàn bộ người tôi bị đống gạch đá đè lên. Tôi ngất xỉu không biết gì, một lúc sau bỗng nghe thấy tiếng người gọi nên cố nói vọng ra rồi lại tiếp tục lịm đi. May mà mọi người phát hiện ra kịp để đưa đi bệnh viện” - bà Nguyễn Thị Tiêu kể lại. Chăm sóc mẹ tại bệnh viện sáng 23-9, anh Bùi Văn Hưng, con trai út bà Nguyễn Thị Tiêu kể, do bố anh là công nhân của ngành Đường sắt nên được phân 1 căn nhà tại 107 Trần Hưng Đạo từ năm 1998, diện tích 17m2. Hiện 5 người trong gia đình gồm vợ chồng ông bà Tiêu, vợ chồng con trai và cháu nhỏ ở trong căn nhà này.

Sau sự cố sập nhà chiều 22-9, gia đình bà Nguyễn Thị Tiêu phải di chuyển sang nhà riêng của anh Hưng tạm trú. TS. Trần Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp còn lại là bệnh nhân Nguyễn Huyền bị chấn thương nhẹ hơn, đã được kiểm tra, sơ cứu và cho về điều trị tại nhà. (An ninh thủ đô (trang 6).

Kỹ thuật mới điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hoá

Ngày 23-9, Bệnh viện (BV) Bạch Mai và Trường Đại học Nagoya (Nhật Bản) phối hợp tổ chức hội thảo công bố những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa. Hội thảo đã công bố kỹ thuật mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa.

Các chuyên gia đầu ngành cho biết, các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa hiện đang đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư thường gặp. Một trong những bệnh lý khá phổ biến hay gặp ở Việt Nam là viêm loét dạ dày - tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), ước tính chiếm khoảng 7- 8% dân số. Đáng lo ngại căn bệnh này ngày càng trẻ hóa trong khi các biển hiện sớm của bệnh lý ung thư điều tiêu hóa rất nghèo nàn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo trường hợp nhiễm virus viêm gan B, C, viêm gan mạn tính và khi cơ thể những những triệu chứng khó chịu (ăn không tiêu và không ngon miệng, nóng rát vùng thượng vị…) nên tầm soát bệnh định kỳ 6- 12 tháng/lần. PGS.TS Đào Văn Long, Trưởng Khoa Tiêu hóa (BV Bạch Mai) cho biết, một tín hiệu đáng mừng đối với người bệnh mắc các bệnh lý ung thư đường tiêu hoá, đó là với kỹ thuật mới- cắt hớt niêm mạc ống tiêu hóa đang được triển khai thành công tại nước đã mang lại hiệu quả điều trị tích cực. BV Bạch Mai đã tiến hành điều trị cho 30 trường hợp bị ung thư dạ dày và ung thư đại tràng bằng phương pháp nội soi can thiệp-cắt hớt niêm mạc ống tiêu hóa. Theo PGS.TS Đào Văn Long, trước đây với các bệnh lý ung thư dạ dày, thực quản, đại tràng…, bệnh nhân phải cắt bỏ toàn bộ những cơ quan này thì nay có thể hớt, loại bỏ khối u, giảm thiểu khả năng khối u hình thành trở lại bằng nội soi để bảo tồn đường tiêu hóa cho bệnh nhân. Với tiến bộ này cơ hội khỏi bệnh lên đến hơn 90%, trong khi việc chữa trị ở giai đoạn muộn mang lại cơ hội sống năm năm chỉ khoảng 5%. GS.TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết thêm, tại Hội nghị chuyên đề tiêu hóa-gan mật lần thứ 2 do BV Bạch Mai và trường Đại học Nagoya Nhật Bản tổ chức vào tháng 7/2014, Trung tâm Nội soi tiêu hóa Việt Nam-Nhật Bản tại BV Bạch Mai đã ra đời. Kể từ khi Trung tâm Nội soi tiêu hoá ra đời, việc chẩn đoán và điều trị cùa bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, Trung tâm Nội soi tiêu hóa Việt Nam-Nhật Bản thuộc BV Bạch Mai đã thực hiện chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa; cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi điều trị tổn thương tiền ung thư, ung thư sớm mà không phải cắt bỏ thực quản, dạ dày và đại tràng; thăm dò dược toàn bộ ruột non và điều trị các bệnh ở ruột non... Xuân Dũng (Công an nhân dân (trang 2).

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang