Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Hội nghị tăng cường vai trò, vị trí của hộ sinh

  • |
T5g.org.vn - Nhân Kỷ niệm Ngày Quốc tế Hộ sinh (05/5/2019), ngày 09/5/2019, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường vai trò, vị trí của hộ sinh. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế; bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Văn phòng UNFPA tại Việt Nam; đại diện các cơ sở y tế hoạt động trong lĩnh vực sinh sản, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; các tổ chức quốc tế có liên quan.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, hộ sinh là cầu nối giữa cộng đồng và các cơ sở y tế, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đây là yếu tố quan trọng giúp giúp giảm tử vong mẹ và giúp phụ nữ, nhất là những người sinh sống tại vùng sâu, vùng xa sinh con an toàn.Tuy nhiên, cộng đồng vẫn chưa thực sự nhận thực đúng và đầy đủ về vai trò của hộ sinh trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Văn phòng UNFPA tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có khoảng 33.000 hộ sinh làm việc trong các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, có đến 93% hộ sinh chỉ có trình độ trung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Theo Thông tư 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định đến 01/1/2025, hộ sinh phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng trở lên đúng chuyên ngành được tuyển. Đấy là thách thức không nhỏ đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực hộ sinh.

Bà Sarah Bales trình bày Báo cáo hộ sinh Việt Nam 2016

Bà Sarah Bales, Chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực sinh sản nhận định,các cán bộ hộ sinh như cô đỡ thôn bản đã đóng góp rất lớn giúp Ngành Y tế hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sức khỏe, như giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 140 ca/ 100.000 trẻ đẻ sống (năm 1990) xuống dưới 60 ca/ 100.000 trẻ đẻ sống (2016), các cô đỡ thôn bản cũng sẽ là yếu tố then chốt giúp Việt Nam giảm tỷ lệ này xuống còn 45 ca/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2030.

Bà Sarah Bales cũng cho biết thêm, người dân Việt Nam đang có xu hướng đăng ký sinh con chuyển từ các nhà hộ sinh sang các bệnh viện, để có được sự can thiệp của bác sĩ. Tỷ lệ mổ đẻ cũng tăng từ 14% (năm 2009) lên 30% (năm 2015). Bà Sarah Bales nhấn mạnh: không nhất thiết ca sinh nào cũng cần đến can thiệp y tế từ bác sĩ. Các hộ sinh có thể làm tốt các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh trong cả bốn giai đoạn trước khi mang thai, mang thai, sinh con, sau sinh với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh, hộ sinh.

Toàn cảnh Hội nghị

Như Hiển

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang