Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Ngành Y tế đẩy mạnh xã hội hóa và kết hợp công tư trong hoạt động khám, chữa bệnh

  • |
T5g.org.vn - “Hệ thống y tế Việt Nam hiện nay đang dần được đổi mới và hoàn thiện theo hướng công bằng - hiệu quả - phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Trong những năm qua, ngành Y tế đã được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh từ trung ương đến địa phương bằng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA và các nguồn vốn khác. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, đã có 610/760 bệnh viện từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, từng bước hoàn thành đưa vào sử dụng để phục vụ bệnh nhân… tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của ngành Y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân”, phát biểu của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị đẩy mạnh xã hội hóa và kết hợp công tư trong hoạt động khám, chữa bệnh theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ, được tổ chức tại Hà Nội, sáng ngày 16/9/2015.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì Hội nghị

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: thời gian qua, bằng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ đã tạo bước đột phá cho các bệnh viện trong cả nước. Với việc thực hiện các nguồn vốn đầu tư nghiêm, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải theo Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 1792 của Thủ tướng, ngành Y tế đã hoàn thành nhiều hạng mục, đưa vào sử dụng để phục vụ bệnh nhân. Nhiều bệnh viện tuyến trung ương đều có các công trình, hạng mục được hoàn thành đưa vào sử dụng như: Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều), Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện 74 Trung ương, Bệnh viện 71 Trung ương, Bệnh viện Tâm Thần Trung ương 1 và 2, Bệnh viện Việt Nam Cu ba Đồng Hới-Quảng Bình, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (cơ sở Tứ hiệp), Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương… Hiện tại, Chính phủ tiếp tục cho đầu tư 5 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối hiện đại tại khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 năm 2016.

Cùng với đó, việc liên doanh, liên kết trong ngành Y tế đã phát huy hiệu quả như phát triển nhiều kỹ thuật mới, trang bị được nhiều loại thiết bị hiện đại, tiên tiến như hệ thống PET.CT, CT-Scanner các loại (có cả loại 256, 128 và 64 lớp cắt), hệ thống cộng hưởng từ (MRI), máy gia tốc tuyến tính, các thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể, mổ Phaco, siêu âm màu, máy xét nghiệm các loại..., nhờ đó đã nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị, phát hiện sớm, chính xác bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được thực hiện làm cho trình độ kỹ thuật y tế của Việt Nam đang dần tiến bộ ngang với các nước tiên tiến trong khu vực. Người dân, trong đó có cả người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách xã hội cũng được hưởng lợi vì được sử dụng các dịch vụ này, kể cả dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn và được BHYT thanh toán.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Mặc dù đã có sự quan tâm rất lớn của Nhà nước, nhiều nỗ lực cố gắng của ngành Y tế và toàn xã hội nhưng cơ sở hạ tầng của ngành Y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân còn thấp, hiện nay mới đạt 24 giường bệnh/10 vạn dân mà theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế chỉ tiêu này cần đạt là 39/10 vạn dân. Hầu hết các bệnh viện đều có công suất sử dụng giường bệnh cao do chưa được mở rộng từ năm 1975 đến nay, trong khi dân số và nhu cầu người dân ngày càng tăng làm cho tình trạng bệnh nhân nằm ghép là tất yếu và phổ biến ở nhiều bệnh viện. Phân bố giường bệnh chưa cân đối giữa các vùng, miền, tỷ trọng giường bệnh tuyến cuối thấp, số giường bệnh nhiều chuyên khoa như tim mạch, ung bướu, chấn thương, sản nhi,… còn thấp so với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện đã và đang được cải thiện, nhưng chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế. Cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở xuống cấp, trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu, không đồng bộ, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế.

Thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám và điều trị của người dân là mục tiêu quan trọng đã được Bộ Y tế đặt ra từ nhiều năm qua. Để hiện thực hóa vấn đề trên, Bộ đã và đang tập trung kết hợp nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính y tế. Trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hạn chế, nợ công tăng cao, giải pháp huy động các nguồn lực từ xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hợp tác về quản lý, nâng cao chất lượng của hệ thống y tế đang được kỳ vọng sẽ mang lại những hiệu quả khả quan.

Để tiếp tục xã hội hóa và kết hợp công tư trong khám, chữa bệnh hiệu quả, Vụ Kế hoạch Tài chính đề xuất, thời gian tới ngành Y tế cần sớm thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế vì hiện nay giá dịch vụ mới chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí; chỉ có tính đủ chi phí thì mới thúc đẩy và khuyến khích vay vốn để đầu tư, bình đẳng giữa trong và ngoài công lập, khuyến khích tham gia BHYT. Các bệnh viện phải từng bước thu hẹp các giường bệnh theo yêu cầu nằm rải rác ở các khoa hiện nay. Các hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu phải sử dụng vốn vay, vốn huy động, tổ chức thực hiện theo Nghị quyết 93 của Chính phủ, độc lập với khu vực khám chữa bệnh thông thường…

Bài, ảnh: Tuấn Minh

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress
Chúc mừng năm mới

Lên đầu trang