Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Tìm hiểu công trình nghiên cứu khoa học phòng, chống theo cách bền vững các bệnh lây truyền qua muỗi

  • |
T5g.org.vn - Muỗi Aedes.aegypti (muỗi vằn), là loại muỗi hiện đang lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố ở Việt Nam. Muỗi Aedes.aegypti là tác nhân lây truyền một số căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika - căn nguyên gây nên chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh... Hiện nay, cả hai căn bệnh này đều chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Phó Giám đốc Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam”: “biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả và mang tính bền vững là tăng cường kiểm soát muỗi truyền bệnh”.
Công tác nghiên cứu  phương pháp sử dụng Wolbachia được bắt đầu vào năm 2006 (NTH)

Khả năng ức chế vi rút gây bệnh sốt xuất huyết; bệnh do vi rút Zika?

Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà; các nhà khoa học của Đại học Monash Australia bắt đầu nghiên cứu về vi khuẩn Wolbachia từ năm 2006 trong khuôn khổ của Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam”, được triển khai trên địa bàn đảo Trí Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Dự án sử dụng một loại vi khuẩn tồn tại sẵn trong tự nhiên mà khi được gây nhiễm trên muỗi vằn, nó có khả năng khống chế sự phát triển của vi rút Dengue và các vi rút khác trong cơ thể muỗi và hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi rút sang con người khi bị muỗi đốt. Vi khuẩn này được gọi là Wolbachia và được tìm thấy ở trên 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, muỗi nâu, châu chấu, bướm, chuồn chuồn…

Theo GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia giống như đã được “tiêm vắc-xin” phòng bệnh sốt xuất huyết (nên sẽ không truyền bệnh sang cho con người) và các con muỗi cái lại truyền vi khuẩn Wolbachia sang các thế hệ sau. Trước khi triển khai thí điểm tại các thực địa ở Australia và Việt Nam, các nhà khoa học hàng đầu từ các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đã tiến hành đánh giá một cách toàn diện các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp Wolbachia. Kết luận của các đánh giá nguy cơ này cho thấy đây là phương pháp an toàn cho con người, động vật và môi trường. Kết quả giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết các năm 2013, 2014 và 2015 cho thấy, trong khi số ca mắc sốt xuất huyết ở thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà đều ở mức rất cao, thì riêng ở đảo Trí Nguyên nơi có muỗi mang vi khuẩn wolbachia, không có ca bệnh nào trong năm 2014 và chỉ có 1 ca trong năm 2015. Tại các thực địa khác sử dụng muỗi Aedesaegyptimang vi khuẩn Wolbachia để phòng sốt xuất huyết  trên thế giới (Australia, Indonesia, Brasil, Columbia) cũng có kết quả tương tự. GS.TS. Nguyễn Trần Hiển cho biết, mặc dù, mục tiêu chính của nghiên cứu là ứng dụng muỗi mang vi khuẩn  Wolbachia để phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy vi khuẩn Wolbachia còn có khả năng ức chế một số loại vi rút gây bệnh sốt xuất huyết khác như Chikungunya hay bệnh do vi rút Zika. Hiện nay, các nhà khoa học Việt nam và Australia vẫn đang tiếp tục theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu với mong muốn nghiên cứu sẽ thành công và góp phần tích cực cho công tác phòng chống các bệnh lây truyền qua muỗi.

Tính bền vững trong phương pháp phòng chống dịch bệnh lây truyền qua muỗi

GS.TS. Nguyễn Trần Hiển cho biết, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia phòng sốt xuất huyết hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gen vì hệ thống gen của muỗi không hề bị thay đổi cũng như không có bất cứ sự can thiệp nào vào gen của muỗi. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được sử dụng ở đảo Trí Nguyên cũng hoàn toàn không phải muỗi ngoại lai mà là muỗi có nguồn gốc tại địa phương đảo Trí Nguyên. Nghiên cứu đã nhân nuôi thành công muỗi Aedes aegypti của địa phương đảo Trí Nguyên mang vi khuẩnWolbachia. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn thu được qua các giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2011 và đặc biệt, qua đánh giá của các hội đồng khoa học về tính an toàn của phương pháp này, muỗi vằn Aedes aegypti mang vi khuẩnWolbachia đã được chấp thuận sử dụng tại các hộ gia đình trên đảo Trí Nguyên trong hai đợt, tháng 4 đến 9/2013 và tháng 5 đến 11/2014. Với những kết quả hiện có, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ cung cấp cho cộng đồng một phương pháp phòng chống các bệnh lây truyền qua muỗi như sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika theo hướng hiệu quả, bền vững nhanh nhất trong thời gian tới.

Bài: Như Hiển

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang