Đồng hành vì một Việt Nam khoẻ mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì một tương lai tươi sáng
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37
  • Tin tức sự kiện

Tại sao mang virus B mạn tính lại nguy hiểm và những quan niệm sai lầm trong dân gian về bệnh.

Viêm gan virus B là một bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus này có 8 genotype khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H. Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỉ người bị nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virus mạn tính. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính. Nếu trẻ em nhiễm virus viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.
Xem tiếp
Vi khuẩn Helicobacter pylori và các bệnh liên quan

Vi khuẩn Helicobacter pylori và các bệnh liên quan

Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là một vi khuẩn hình que, sống trong môi trường có không khí, có một túm lông ở một đầu, nhờ những lông này mà vi khuẩn có thể chuyển động được. Vi khuẩn H.P đã được tìm thấy ở trong dạ dày của người vào năm 1982 bởi hai nhà bác học người Úc là Barry Marshall và Robin Warren. Hai nhà khoa học đã được nhận giải nobel vào năm 2005 cho việc tìm thấy H.P ở dạ dày của người. Vi khuẩn này chính thức được công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trên 80% những người bị nhiễm H.P trong dạ dày không có biểu hiện triệu chứng. Người ta cho rằng vi khuẩn H.P là một loại vi sinh sống trong dạ dày người từ cổ xưa, vi khuẩn H.P cũng được tìm thấy trong dạ dày người từ 60.000 năm trước đây ở châu Phi [1]. Vi khuẩn H.P cũng được coi là một vi sinh vật bình thường thuộc hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của con người[2]. Trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn H.P. Ở các nước đã phát triển như Mỹ, các nước phương Tây và Úc… tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P thấp hơn, chỉ khoảng 20-40% dân số nhiễm vi khuẩn H.P nhưng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P cao hơn rất nhiều. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P tăng dần theo tuổi, vào độ tuổi từ 40-50 có tới 80% người dân Việt Nam có nhiễm vi khuẩn H.P[3].
Xem tiếp

Cập nhật điều trị viêm gan virus B mạn tính

Viêm gan virus B là một bệnh hay gặp. Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỉ người bị nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virus mạn tính. Theo tổ chức y tế thế giới vùng có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao khi tỉ lệ này chiếm > 8% dân số, vùng nhiễm trung bình là 2-7 % dân số và vùng nhiễm thấp khi <2 % dân số có nhiễm virus. Việt Nam là nước nằm trong vùng đại dịch có tỉ lệ nhiễm virus viêm B cao > 8% dân số. Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B tùy theo từng vùng miền chiếm từ 8-20% dân số. Như vậy, Việt Nam có khoảng trên 10 triệu người có nhiềm virus viêm gan B mạn tính. Virus viêm gan B có 8 genotype khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H. Việt Nam chủ yếu là genotyp B và C. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính. Nếu trẻ em nhiễm virus viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.
Xem tiếp
Điểm báo ngày 11/6/2015

Điểm báo ngày 11/6/2015

Phát động hai đợt cao điểm phong trào “bệnh viện vệ sinh” và ứng xử với người bệnh; Nghiêm cấm thực hiện phá thai bằng thuốc khi chưa có chứng chỉ; Hơn 40% doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm y tế…
Xem tiếp
Điểm báo ngày 10/6/2015

Điểm báo ngày 10/6/2015

Trước nguy cơ dịch Mers vào Việt Nam: Người dân cứ bình tĩnh; Chưa có lao động Việt Nam ở Hàn Quốc nhiễm MERS; Bệnh nhân điều trị MERS ở Quảng Đông chuyển biến tốt; Bát cháo ấm lòng bệnh nhân nghèo;Bổ sung hướng dẫn giám sát và phòng chống hội chứng MERS-CoV; Sẵn sàng các phương án ứng phó với dịch bệnh MERS-CoV
Xem tiếp
Chuẩn bị đưa vào hoạt động 05 Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế

Chuẩn bị đưa vào hoạt động 05 Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế

Thực hiện Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký quyết định thành lập 05 Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực, bao gồm: Trung tâm Pháp y Tâm thần Miền núi Phía Bắc tại tỉnh Phú Thọ; Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền Trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đắc Lắk; Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ.
Xem tiếp
Điểm báo ngày 9/6/2015

Điểm báo ngày 9/6/2015

8 bệnh viện lớn sẵn sàng điều trị MERS-CoV; Phát triển y học cổ truyền đáp ứng nhu cầu nhân dân; Cứu sống thai nhi và sản phụ bị tổn thương tim cấp tính; Cắt gan cứu trẻ 2 tháng tuổi
Xem tiếp
Đại hội Đảng bộ Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương nhiệm kỳ 2015 -2020

Đại hội Đảng bộ Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương nhiệm kỳ 2015 -2020

Ngày 8/6/2015, Đảng bộ Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất nhiệm kỳ 2015 – 2020. Tham dự có đồng chí Lê Ngọc Chính, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Y tế; ThS.BS. Trần Quang Mai, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc phụ trách, quản lý, điều hành Trung tâm cùng toàn thể Đảng viên của Đảng bộ.
Xem tiếp
Điểm báo ngày 6/6/2015

Điểm báo ngày 6/6/2015

96,7% người trưởng thành mắc bệnh răng miệng; Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè: trách nhiệm của cả cộng đồng; Chủ động phòng dịch MERS-CoV tại cửa khẩu…
Xem tiếp
bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang