Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Điểm báo điện tử ngày 14/2/2017

  • |
T5g.org.vn - Nỗ lực “lột xác” ngành y tế; Bệnh đau mắt đỏ xuất hiện bất thường vào mùa xuân; Gia tăng bệnh nhi mắc ho gà có biến chứng nặng; Bác sĩ đòi chi đủ 'hoa hồng'; Vụ một nửa Sở Y tế dự lễ hội: Kiểm điểm giám đốc; Vịt trời nuôi bị chết do cúm gia cầm H5N1; Một loạt mỹ phẩm bị thu hồi, đình chỉ lưu hành Nguy cơ trẻ nhiễm chìCấy ốc tai điện tử miễn phí cho trẻ điếc bẩm sinh; Ca mổ tim đặc biệt cứu bệnh nhân HIV; Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị đâm xuyên tim...

 

Nỗ lực “lột xác” ngành y tế

http://laodong.com.vn/y-te/tpho-chi-minh-no-luc-lot-xac-nganh-y-te-637470.bld

Với mong muốn nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, Sở Y tế TPHCM đã tiến hành chấm điểm chất lượng khám-chữa bệnh của các bệnh viện trên địa bàn TP và công khai kết quả với người dân. Bên cạnh đó, TPHCM đã “truy lùng” các môhình hay và hiệu quả tại các bệnh viện để “ươm giống” nhân rộng cho toàn bệnh viện của TPHCM.

Công khai điểm đánh giá chất lượng BV

Ngày 10.2, Sở Y tế TPHCM đã công bố kết quả đánh giá chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện trên địa bàn TPHCM theo Bộ tiêu chí của Bộ Y tế. Trước khi tiến hành cuộc khảo sát, kiểm tra này, Bộ Y tế cũng đã ban hành 83 tiêu chí chất lượng cụ thể, để các bệnh viện thực hiện. Quan điểm chủ đạo của bộ tiêu chí là lấy người bệnh là trung tâm, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Theo Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế, với điểm tối đa là 5 điểm. Kết quả kiểm tra cho thấy có sự chênh lệch rõ rệt về chất lượng giữa các khối bệnh viện và các nhóm tiêu chí. Các bệnh viện thành phố tập trung trong mức 3-4 điểm. Trong khi đó các bệnh viện quận, huyện tập trung ở mức 2,5-3,5 điểm. Các bệnh viện tư nhân có điểm số từ 1,5-4 điểm. Top 10 bệnh viện được điểm cao về chất lượng khám-chữa bệnh đa phần là các bệnh viện của TP, bệnh viện công. Trong khi đó, top 10 bệnh viện có điểm thấp nhất đa phần rơi vào các bệnh viện thẩm mỹ, bệnh viện tư.

Ngay trong ngày, kết quả này đã được đăng công khai trên cổng thông tin điện tử để người dân được biết. Sở Y tế TPHCM cho biết, ngoài các bệnh viện, kế hoạch trong năm 2017, sở sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng tất cả các phòng khám đa khoa, chuyên khoa (sản phụ khoa, thẩm mỹ, răng hàm mặt...). Sau khi đánh giá sẽ tiếp tục công khai kết quả. Việc công khai kết quả “chấm điểm” chất lượng khám-chữa bệnh của các bệnh viện nhằm giúp người dân sẽ có thêm thông tin tham khảo về nơi khám-chữa bệnh và lựa chọn khi có nhu cầu.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TPHCM đã tham mưu với UBND TP chuyển 44 bệnh viện tự chủ tài chính một phần sang tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động. Như vậy, sẽ có tổng cộng 53/55 bệnh viện của TP tự chủ toàn bộ (trừ Bệnh viện Nhân Ái và Khu điều trị phong Bến Sắn). Việc để bệnh viện tự chủ tài chính, bắt buộc các bệnh viện phải nỗ lực cải thiện chất lượng khám-chữa bệnh để thu hút bệnh nhân. Bệnh viện nào không chủ động thay đổi sẽ tự “giết” mình.

“Lan tỏa” mô hình khám-chữa bệnh hiệu quả

Bên cạnh công bố này, ngày 10.2, Sở Y tế TPHCM cũng tiến hành công bố giải thưởng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Giải thưởng này dành cho các mô hình khám-chữa bệnh hay đến từ các bệnh viện. Các sản phẩm đăng ký tham dự giải thưởng phải mang tính sáng tạo, hiệu quả, thiết thực, có thể nhân rộng. Nội dung của sản phẩm phải hướng đến 1 trong 5 mục tiêu chất lượng là an toàn hơn, hiệu quả hơn, nhanh hơn, chi phí điều trị hợp lý hơn, người bệnh hài lòng hơn.

Trong số 115 sản phẩm đến từ 35 bệnh viện, mô hình quy trình báo động đỏ của Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM được trao giải cao nhất. Đây là quy trình nhằm rút ngắn thời gian cấp cứu, cho phép huy động nhiều chuyên khoa của bệnh viện, thậm chí là từ nhiều bệnh viện nhằm cứu sống các trường hợp nguy kịch.

Theo TS-BS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM - trong 8 năm áp dụng, quy trình báo động đỏ đã cứu sống ít nhất 30 bệnh nhân nguy kịch. Mới đây nhất, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã phối hợp kịp thời với bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất để cứu sống 1 em bé 5 tuổi bị thủng tim phổi vì thanh sắt hàng rào đâm. Đây là một quy trình không tốn thêm nhân lực lẫn kinh phí mà có tính lan tỏa, nhiều bệnh viện đã áp dụng và ngày càng nhiều bệnh nhân được cứu sống.

Ngoài quy trình báo động đỏ, nhiều mô hình hay đến từ các bệnh viện đã được Sở Y tế TPHCM “truy lùng” và được trao giải như: Phòng an toàn sinh học cấp 3 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh tại trạm y tế phường của Bệnh viện quận Thủ Đức, trạm vệ tinh cấp cứu có định vị GPS, phẫu thuật robot cho người lớn ở Bệnh viện Bình Dân, mô hình kê đơn thuốc qua hệ thống công nghệ thông tin nhằm tránh sai sót của Bệnh viện Nhi đồng 1, giám sát sử dụng kháng sinh của Bệnh viện Chợ Rẫy...

Theo PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM - sở sẽ giới thiệu và tạo điều kiện cho các bệnh viện trong địa bàn TPHCM áp dụng những mô hình này. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng khám-chữa bệnh nhằm giúp bệnh nhân “khỏe” hơn khi đi khám bệnh. Phó Giám đốc Sở Y tế còn cho biết sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình trạm cấp cứu vệ tinh cho các bệnh viện. Hiện nay, TPHCM có 23 trạm cấp cứu vệ tinh và đang hoạt động rất hiệu quả, giúp ích cho người bệnh với phương châm “cái gì có lợi cho bệnh nhân thì làm”.

 

Bác sĩ BV Bạch Mai "bắt ma" cứu sống người bệnh

http://suckhoedoisong.vn/bac-si-bv-bach-mai-bat-ma-cuu-song-nguoi-benh--n128030.html

Khoảng 22 giờ 30 phút, ngày 8/2/ 2017, sau khi đi viếng đám tang, bệnh nhân đang ngồi uống nước cùng bạn bè ngay gần cổng Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên thì đột ngột mất ý thức, được bạn bè đưa ngay vào khoa cấp cứu của bệnh viện.

LTS: Nhiều người Việt vẫn có quan niệm nếu đi đám ma, người sống hợp với người chết thì sẽ bị “ma bắt” mang theo. Tuy nhiên không có cơ sở khoa học nào chứng minh là đi đám tang sẽ bị ma bắt.  Nếu theo quan niệm như vậy, các bác sĩ Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành những thầy “bắt ma” trả lại mạng sống cho người bệnh giỏi nhất. Bác sĩ Lương Quốc Chính (khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Người dân nên hiểu không phải bất cứ bệnh nào, tình trạng bệnh nào cũng có những diễn tiến thuận lợi hoặc có thể cứu được. Không ai có thể đứng nhìn, kể cả bác sĩ, khi bệnh nhân nặng mà không cứu.”

Bệnh nhân S.V.T, nam, 39 tuổi, địa chỉ ở Vị Xuyên - Hà Giang, được Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang chuyển tới khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai lúc 4 giờ 40 phút, ngày 9/ 2 /2017 với chẩn đoán “Hôn mê sau ngừng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân”. Bệnh nhân có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, tiền sử gia đình cũng không có gì đặc biệt, không có người thân nào bị đột tử.

Khoảng 22 giờ 30 phút, ngày 8/2/ 2017, sau khi đi viếng đám tang, bệnh nhân đang ngồi uống nước cùng bạn bè ngay gần cổng Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên thì đột ngột mất ý thức, được bạn bè đưa ngay vào khoa cấp cứu của bệnh viện (mất 7 - 10 phút). Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, ê-kíp trực cấp cứu gồm bác sĩ (BS) Nguyễn Văn Đoàn và kỹ thuật viên (KTV) Nguyễn Thị Thành nhận thấy bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn ngoại viện (hôn mê, ngừng thở, tím toàn thân, mạch bẹn mất, đồng tử hai bên giãn và không có phản xạ với ánh sáng). Không chần chừ, BS Đoàn và KTV Thành nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn (bóp bóng Ambu có oxy qua mask, ép tim ngoài lồng ngực…) đồng thời gọi người hỗ trợ cấp cứu gồm BS Ban Văn Thiêm và điều dưỡng Vũ Mạnh Tú. Khoảng 5 - 7 phút cấp cứu, tim bệnh nhân đập trở lại nhưng vẫn không có huyết áp, trên máy theo dõi hình ảnh điện tâm đồ là rung thất sóng nhỏ. Các bác sĩ tiếp tục cấp cứu bằng ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện 2 lần và tiêm thuốc adrenalin thì nhịp tim mới về xoang. Bệnh nhân nhanh chóng được đặt ống nội khí quản và thở máy.

Sau khi cấp cứu thành công, mặc dù bệnh nhân vẫn hôn mê sâu (GCS: 3 điểm) nhưng đồng tử mắt hai bên đã co lại (kích thước 3 mm), còn phản xạ với ánh sáng, nhịp tim là nhịp xoang (tần số 82 nhịp/phút), huyết áp 130/80 mmHg (không cần dùng thuốc trợ tim và co mạch), có nhịp tự thở. Nhận thấy bệnh nhân có cơ hội hồi phục tốt nếu được hồi sức tích cực, đồng thời trong thời gian học chuyên khoa I tại Khoa Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai cũng như qua truyền thông, bác sĩ Ban Văn Thiêm biết rằng Khoa Cấp cứu A9 có kỹ thuật kiểm soát nhiệt độ theo mục tiêu rất hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn. Không ngần ngại, bác sĩ Thiêm đã xin ý kiến BS Bùi Văn Toán (Giám đốc Bệnh viện Vị Xuyên và cũng là người trực lãnh đạo hôm đó) được chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Tuy nhiên, vì đường xá xa xôi, để cho chắc chắn và nhằm có được sự tiếp nhận bệnh nhận bệnh nhân tốt nhất từ tuyến trên, bác sĩ Thiêm đã gọi điện liên hệ với các bác sĩ trực tại Khoa Cấp cứu A9.

Sau khi trao đổi nhanh qua điện thoại với các bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên, xin ý kiến lãnh đạo khoa Cấp cứu A9 ngay trong đêm… khoảng 5 giờ đồng hồ sau các bác sĩ trực tại Khoa Cấp cứu A9 đã tiếp nhận bệnh nhân được chuyển tới từ Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên an toàn. Tình trạng bệnh nhân lúc này vẫn khá nặng cho dù ý thức có cải thiện hơn (GCS: 6 điểm), đang được bóp bóng có oxy qua ống nội khí quản, nhịp tim là nhịp xoang (tần số 97 nhịp/phút), huyết áp 110/70 mmHg (không phải dùng thuốc trợ tim và co mạch), đồng tử hai bên đều (kích thước 3 mm) và còn phản xạ với ánh sáng, không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú. Điều khiến bác sĩ trực phân vân nhất là tại sao bệnh nhân lại đột ngột ngừng tuần hoàn trong khi vẫn đang còn khỏe mạnh. Để trả lời câu hỏi này một cách nhanh nhất bằng các trang thiết bị sẵn có trước khi tiến hành hồi sức tích cực và áp dụng kỹ thuật kiểm soát nhiệt độ theo mục tiêu, bệnh nhân được chỉ định làm điện tâm đồ tại giường, siêu âm tim tại giường, xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính sọ não. Kết quả siêu âm tim và chụp cắt lớp vi tính sọ não hoàn toàn bình thường, tuy nhiên xét nghiệm troponin T máu (nhằm gợi ý một tổn thương nhồi máu cơ tim) lại tăng khá cao nhưng khó có thể dựa vào đó để chẩn đoán vì bệnh nhân đã được sốc điện, nhưng thật “may mắn” rằng hình ảnh điện tâm đồ cho thấy các dấu hiệu điển hình của hội chứng Brugada type I, đây có thể gợi ý tới một nguyên nhân nguy hiểm khiến bệnh nhân đột tử.

Sau khi đã được làm chẩn đoán cấp cứu để loại trừ và xác định nguyên nhân gây ngừng tim đột ngột, bệnh nhân S.V.T đã được hồi sức tích cực và áp dụng kỹ thuật kiểm soát nhiệt độ theo mục tiêu ngay trong đêm. Được sự quan tâm, chăm sóc, và đặc biệt là các ý kiến trong lúc giao ban, đi buồng, hội chẩn của lãnh đạo Khoa Cấp cứu A9 cũng như toàn thể bác sĩ và điều dưỡng trong khoa, đến nay sau 5 ngày điều trị bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn, đã tỉnh táo, được rút ống nội khí quản và chỉ cần thở oxy qua kính mũi. Sáng 13/2, sau khi thăm khám bệnh nhân, mình có nói chuyện với người vợ của bệnh nhân, chị ấy đã rất xúc động và vui mừng, nói rằng khi đưa anh ấy xuống Khoa Cấp cứu A9 cũng không hy vọng anh ấy sẽ qua được,  nhưng thật không ngờ anh ấy đã tỉnh lại thật rồi, chị ấy không quên gửi lời cảm ơn các y, bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên và toàn thể các y, bác sĩ Khoa Cấp cứu A9 đã BẮT MA giải cứu chồng chị ấy về đoàn tụ với gia đình.

 

Bệnh đau mắt đỏ xuất hiện bất thường vào mùa xuân

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/benh-dau-mat-do-xuat-hien-bat-thuong-vao-mua-xuan-682252.html

http://www.baogiaothong.vn/thoi-tiet-bat-thuong-dau-mat-do-tang-dot-bien-d188071.html

Số lượng bệnh nhân bị đau mắt đỏ tăng lên ngay vào những ngày đầu xuân là hiện tượng bất thường.

Ngày 13-2, TS-BS Lê Xuân Cung, Phó Trưởng khoa Kết giác mạc (BV Mắt Trung ương), cho biết thông thường những thời điểm đỉnh dịch đau mắt đỏ, bệnh nhân tăng khoảng trên 30% so với ngày thường và thường vào dịp hè, khi thời tiết nắng nóng, khói bụi nhiều.

Tuy nhiên, khoảng một tuần trở lại đây số lượng bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ khá đông. "Hiện đang là mùa xuân mà số lượng bệnh nhân đã bắt đầu tăng, tuy nhẹ nhưng cũng là hiện tượng bất thường" - BS Cung cho hay.

Theo BS Cung, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do thời tiết năm nay nắng nóng ngay trong những ngày đầu xuân. Hơn nữa sau đợt nghỉ tết, người dân quay trở lại làm việc nhiều, lượng khói bụi ô nhiễm tăng lên, cùng với đó là việc giữ gìn vệ sinh của người dân chưa thật sự được chú trọng nên số người mắc bệnh đau mắt đỏ gia tăng.

Qua quá trình trực tiếp khám và điều trị, BS Cung cho biết số người đến viện đa số là ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên…

"Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân thường có các triệu chứng như đỏ mắt, cộm vướng, chảy nước mắt,… Khi thấy các triệu chứng trên, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sau khoảng một tuần hoặc 10 ngày bệnh sẽ khỏi. Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ thường bị nhầm lần với viêm màng bồ đào, glôcôm, viêm loét giác mạc… bởi vậy khi có các triệu chứng như trên, người dân cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị đúng thuốc, nếu tự ý mua thuốc điều trị sẽ khiến bệnh nặng thêm” - BS Cung nói thêm

Để phòng căn bệnh này, BS Cung khuyến cáo mọi người: Do bệnh đau mắt đỏ lây qua dịch tiết, đường hô hấp, vì thế việc vệ sinh cá nhân, giữ đôi mắt sạch sẽ là biện pháp phòng bệnh hàng đầu. Đặc biệt mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi khỏi một tuần. Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ nên nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến chỗ đông người để tránh lây lan.

“Việc hơ lá trầu không rồi đắp lên mắt như một số người vẫn làm theo là hết sức nguy hiểm vì có thể gây bỏng giác mạc, viêm loét, gây nhiễm trùng, bội nhiễm làm tình trạng bệnh nặng thêm. Viêm kết mạc cấp là bệnh không nguy hiểm, có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ” - TS Cung nhấn mạnh.

 

Gia tăng bệnh nhi mắc ho gà có biến chứng nặng

http://thanhnien.vn/suc-khoe/gia-tang-benh-nhi-mac-ho-ga-co-bien-chung-nang-790790.html

Trong các tuần gần đây, Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) đã tiếp nhận gần 20 trẻ mắc bệnh ho gà có biến chứng nặng; chủ yếu là các trẻ bị viêm phổi, một số rất nặng, phải thở máy.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư), cho biết hầu hết các trẻ mắc ho gà chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi.

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh ho gà thì bệnh tiến triển nặng rất nhanh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80 - 90%.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện là thời điểm “vào mùa” của bệnh ho gà. Cục này đã nhận được thông báo từ Bệnh viện Nhi T.Ư về các ca mắc ho gà ở trẻ nhỏ có xu hướng tăng trong khoảng 1 tháng qua.

Lo ngại nhất là gần đây đã xuất hiện các trường hợp trẻ rất nhỏ (dưới 2 tháng tuổi) mắc ho gà trước thời điểm có chỉ định tiêm vắc xin. Ông Phu khuyến cáo, để phòng ho gà, cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ (tiêm 3 mũi lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi) và tiêm mũi nhắc lại theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hằng ngày...

 

Cả mẹ và con nhập viện vì thủy đậu

http://dantri.com.vn/suc-khoe/ca-me-va-con-nhap-vien-vi-thuy-dau 20170213195020618.htm

Theo thống kê, tỉ lệ trẻ nhập viện điều trị sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu vì quai bị, thủy đậu tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có trường hợp bị biến chứng viêm não. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Sơn – Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Sản Nhi Nghệ An, chỉ trong vòng 1 tháng qua, khoa tiếp nhận điều trị 118 ca bệnh liên quan đến quai bị, thủy đậu… Chỉ tính trong vòng 1 tuần, từ ngày 3 đến ngày 10/2, đã có 29 trường hợp mắc bệnh thủy đậu nhập viện điều trị, trong đó có trường hợp mới hơn 10 ngày tuổi. “Thường thì sau Tết, các bệnh trên đều giảm nhưng năm nay lại có xu hướng tăng cao sau kỳ nghỉ Tết. Số bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa tăng từ 10-15% so với Tết năm ngoái. Đặc biệt, có một số trường hợp bị biến chứng viêm não. Các trường hợp mắc bệnh đều chưa tiêm phòng thủy đậu và quai bị”, bác sỹ Sơn cho hay.

Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn ói, co giật. Phần lớn các trường hợp nhập viện điều trị đều chưa được tiêm phòng các loại bệnh trên. Có trường hợp cả mẹ lẫn con đều bị mắc bệnh thủy đậu như trường hợp chị Nguyễn Thị Nhung (quê xã Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An) có con trai là Trần Ngọc Minh (18 ngày tuổi).

Chị Nhung cho biết, sau Tết, mặt, tay, chân chị xuất hiện những nốt mụn nước, người sốt. Kiểm tra người con, chị Nhung cũng phát hiện những dấu hiệu tương tự nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra. “Bác sỹ nói cả hai mẹ con bị thủy đậu, cần phải nhập viện điều trị. Trước đây tôi cũng chưa tiêm phòng thủy đậu, còn con thì chưa đến thời hạn tiêm chủng ngừa thủy đậu”.

Sau mấy ngày điều trị, các nốt thủy đậu trên mặt chị Nhung đã lặn bớt nhưng trên mặt, tay, chân của cháu Minh đang còn nhiều, có những nốt có dịch đục, mủ trắng. Hiện cả hai mẹ con đang được điều trị tích cực.

Trường hợp mẹ con chị Lê Thị Thành (quê Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An) và cháu Lê Tuệ Lâm (4 tháng tuổi) cũng tương tự. “Hai mẹ con phát bệnh cùng 1 lúc. Cháu sốt nhẹ, quấy khóc, mặt, toàn thân nổi mụn nước nên tôi đưa cháu vào bệnh viện kiểm tra và điều trị”, chị Thành cho hay. Chị Thành cũng chưa tiêm phòng thủy đậu. Sau hơn 1 tuần điều trị, hiện sức khỏe của chị Thành và cháu Tuệ Lâm đã ổn định, có thể xuất viện.

Bên cạnh đó, bệnh quai bị cũng có xu hướng tăng hơn cùng kỳ năm ngoái. Ông Bùi Công Đoàn (trú xã Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An), người thân của bệnh nhân Bùi Công Hào (7 tuổi) cho biết: “Cách đây 1 tuần, cháu Hào bị sốt, kêu đau cổ, khó nuốt, má phải sưng to. Nhìn biểu hiện chúng tôi biết là cháu bị quai bị nhưng nghĩ bị nhẹ nên chỉ ở nhà lấy thuốc cho uống. Hôm qua cháu sốt cao, gia đình đưa đi viện. Bác sỹ nói cháu bị quai bị, biến chứng viêm não. May là viêm não thể nhẹ nên sau 1 ngày điều trị, cháu có đỡ hơn trước”.

Bệnh thủy đậu này thường bùng phát vào mùa Đông Xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa Xuân. Hiện nay, bệnh thủy đậu đang vào mùa, dễ lây lan rộng trong môi trường cộng đồng. Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất; ngoài ra, người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Đối với người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

Bởi vậy, theo khuyến cáo của bác sỹ Nguyễn Văn Sơn, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm phòng đầy đủ. Khi xuất hiện các biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn ói, quấy khóc… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh việc phát hiện, điều trị muộn có thể gây biến chứng đáng tiếc.

 

Bác sĩ đòi chi đủ 'hoa hồng'

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170213/bac-si-doi-chi-du-hoa-hong/1263808.html​

Một bác sĩ của Bệnh viện Q.5, TP.HCM đã làm như vậy khi không nhận được đủ “hoa hồng” trên số lượng sản phẩm mà ông này kê toa cho bệnh nhân khi đến khám bệnh ở Bệnh viện Q.5.

Sản phẩm mà bác sĩ này kê toa là thực phẩm chức năng (gọi tắt sản phẩm A) được một công ty dược phẩm (gọi tắt công ty B) nhập về và quảng cáo rầm rộ.

Theo báo giá của công ty B, sản phẩm A được đóng hộp lọ 30 viên, giá bán 330.000 đồng, giúp cải thiện mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ.

“Xin công ty xem lại”

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, người thường xuyên kê toa sản phẩm A cho bệnh nhân là bác sĩ A.G.T., khoa mắt Bệnh viện Q.5.

Sáng 6-2, bà N.T.M. (52 tuổi, Q.Phú Nhuận) đến khám mắt tại phòng số 11. Bà M. được một điều dưỡng kiểm tra thị lực và bác sĩ T. khám đúng một mắt trái!

Bà M. kể với bác sĩ T. bị mỏi mắt, chảy nước mắt khi xem tivi, nhức đầu, khó ngủ. Bác sĩ T. nói bà M. bị tăng độ nhiều và đeo kính không đúng độ, phải làm kính lại thì mới hết các triệu chứng khó chịu.

Sau đó bác sĩ kê toa hai loại vào sổ khám bệnh và dặn bà M. ra nhà thuốc bệnh viện mua.

Bà M. nhìn mãi toa thuốc vẫn không đọc được tên, trong khi nhân viên nhà thuốc lại đọc được và bán cho bà 20 viên sản phẩm A và một lọ nước mắt nhân tạo. Trong đó, chỉ riêng 20 viên thực phẩm chức năng hết gần 250.000 đồng.

Tương tự, anh Đ.Q.H. (23 tuổi, Q.5) đến khám mắt để kiểm tra độ cận thị cũng được bác sĩ T. kê toa 20 viên A và một lọ nước mắt nhân tạo giống như bà M..

Theo tìm hiểu, để bán được sản phẩm, công ty B có chủ trương chi “hoa hồng” cho bác sĩ kê toa một khoản tiền khá nhiều. Chính vì mức hoa hồng quá lớn này mà khi không nhận được đủ “sở hụi” từ trình dược viên của công ty B, bác sĩ T. đã liều lĩnh viết thư tay gửi cho người của công ty B đề nghị phải trả đủ.

Bác sĩ T. ghi rõ “số lượng hoa hồng” mà trình dược viên tên H. chuyển vào tài khoản ATM (số tài khoản là 711A6810...) ở một ngân hàng không khớp. Bác sĩ T. thống kê cụ thể từ tháng 3 đến tháng 10-2016 đã kê toa tổng cộng 330 lọ A cho công ty này, nhưng trình dược viên chỉ chi 205 lọ.

Bác sĩ T. còn liệt kê tỉ mỉ kế toán công ty báo số lượng hóa đơn xuất cho nhà thuốc Bệnh viện Q.5 ba tháng 8, 9 và 10 là 160 lọ nhưng trình dược viên chỉ chuyển 75 lọ.

Rồi ông T. phân tích trong thư: “Vì có sự khác biệt quá lớn tương đương 50%, nên tôi xin công ty B xem lại. Tôi chỉ hợp tác với công ty B chứ không phải hợp tác với trình dược viên và ba năm qua chỉ có mình tôi ghi toa cho doanh số tại Bệnh viện Q.5 về sản phẩm A”.

Sau đó ông T. đề nghị: “Rất mong từ tháng 11, được sự chăm sóc trực tiếp của giám đốc phụ trách bệnh viện theo số liệu kế toán công ty xuất hàng, hằng tháng, lễ tết”.

Dưới nội dung đề nghị, ông T. ghi rõ họ tên của mình, tên ngân hàng cùng số tài khoản ATM tại ngân hàng này.

“Tự hãng thuốc họ săn bác sĩ”

Ngày 6-2, PV Tuổi Trẻ đã trực tiếp trao đổi với bác sĩ A.G.T. xung quanh việc ông này kê toa thực phẩm chức năng.

Ông T. nói: “Tôi biết quy định của Bộ Y tế cấm bác sĩ kê toa thực phẩm chức năng nhưng tôi thấy sản phẩm này rất tốt. Chị không tin thì hỏi những bệnh nhân được kê toa xem họ uống có thấy tốt không. Nếu họ cảm thấy không tốt thì tôi hoàn toàn nhận lỗi”.

Vì sao ông viết thư đề nghị được sự chăm sóc trực tiếp của giám đốc phụ trách bệnh viện theo số liệu kế toán công ty xuất hàng, hằng tháng, lễ tết? Ông T. trả lời: “Tôi không đòi hỏi và không biết trình dược viên là ai. Cái này là do cô đó, làm việc với công ty đó và hằng tháng hay hình như là mỗi quý gì đó họ chạy đến đây cảm ơn mình. Trong quá trình cô đó chuyển cho tôi thì số lượng không phải như vậy và tôi phản ảnh về công ty là tôi chỉ nhận bấy nhiêu đó thôi...”.

Ông T. thanh minh: “Không phải nhận hằng tháng mà một năm tôi nhận hai lần vào Trung thu, dịp tết. Mỗi lần khoảng 3-4 triệu đồng gì đó, gồm cả quà. Tôi hoàn toàn không nhận hoa hồng, tôi không biết hoa hồng là bao nhiêu.

Trình dược viên đó làm sai điều khoản của công ty nên tôi mới phản ảnh lên công ty như vậy, chứ tôi không đòi hỏi công ty phải cho tôi bao nhiêu. Tôi phản ảnh cách làm việc của cô ấy với tôi không trung thực. Tôi bắt buộc phải phản ảnh đến công ty đầy đủ quá trình làm tháng nào và cô ấy đã báo cáo công ty thế nào. Tại vì công ty yêu cầu tôi liệt kê ra số thuốc kê toa hằng tháng để xem cô kia báo về có sai hay không nên tôi mới trình bày như vậy thôi.

Tôi thừa nhận có nhận thư cảm ơn của công ty chứ không nhận hoa hồng và không đặt điều kiện. Do vấn đề cô kia chuyển không đúng với giá công ty đưa ra, số tiền công ty đưa ra”.

Ông T. còn nói ở Bệnh viện Q.5 không chỉ có mình ông kê toa sản phẩm A mà còn nói tên một bác sĩ của khoa nội Bệnh viện Q.5 cũng kê toa sản phẩm này.

“Tất cả những người lớn tuổi, có lão hóa, chúng tôi có kinh nghiệm đều cho sử dụng thuốc này vì muốn tốt cho bệnh nhân” - ông T. nói vậy.

Miễn nhiệm chức vụ và chuyển công tác khác

Bác sĩ Lê Văn Trương - giám đốc Bệnh viện Q.5 - khẳng định việc làm của bác sĩ T. là hoàn toàn sai, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

Theo bác sĩ Trương, Bệnh viện Q.5 đã thực hiện kê toa thuốc trên phần mềm điện tử để giám sát, quản lý việc kê toa của bác sĩ nhưng bác sĩ T. không thực hiện mà kê toa trực tiếp vào sổ khám bệnh của bệnh nhân là “sai rõ ràng rồi”.

Ngày 10-2, bác sĩ Trương cho biết ban giám đốc Bệnh viện Q.5 đã đình chỉ công tác bác sĩ T. ngay sau khi nhận được thông tin của Tuổi Trẻ. Bệnh viện đã họp kiểm điểm và xử lý kỷ luật bác sĩ T. bằng hình thức miễn nhiệm chức vụ và chuyển công tác khác.

Cụ thể, bác sĩ T. không được phép ngồi phòng khám để khám bệnh, kê đơn thuốc cho bệnh nhân mà phải sang làm việc hành chính khác.

 

Bỏ công sở đi lễ hội': Giám đốc rút kinh nghiệm, hứa không bao giờ tái phạm

http://thanhnien.vn/thoi-su/bo-cong-so-di-le-hoi-giam-doc-rut-kinh-nghiem-hua-khong-bao-gio-tai-pham-790960.html

Ngày 13.2, trong công văn giải trình về vụ việc đoàn cán bộ 'bỏ công sở đi lễ hội', giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định khẳng định 'đây là bài học quản lý đắt giá... sẽ không bao giờ tái phạm'. Công văn do Giám đốc Sở Y tế Bình Định Lê Quang Hùng ký cũng ghi rõ: “Để xảy ra sự việc đáng tiếc này có trách nhiệm chính của giám đốc Sở Y tế, người đứng đầu đơn vị, vì chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh”.

Trước thông tin đoàn cán bộ của Sở Y tế Bình Định được một công ty dược tài trợ kinh phí đi dự lễ hội ở Hưng Yên, Giám đốc Sở Y tế Bình Định Lê Quang Hùng nói: 'Tôi khẳng định 100% là không có'. 

Ông Hùng "xin nhận khuyết điểm trước Bộ Y tế, lãnh đạo tỉnh, các cơ quan báo chí và công luận. Đồng thời, nghiêm khắc tự kiểm điểm bản thân, rút kinh nghiệm sâu sắc về những thiếu sót nêu trên. Đây là bài học quản lý đắt giá đối với bản thân giám đốc sở nói riêng và tập thể lãnh đạo sở, các trưởng phòng và cán bộ nhân viên sở Y tế nói chung, chúng tôi sẽ không bao giờ tái phạm”.

Trước đó, chiều ngày 10.2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã ký công văn hoả tốc gửi Sở Y tế tỉnh Bình Định giải trình về việc báo chí phản ảnh thông tin: “Gần một nửa cán bộ Sở Y tế Bình Định bỏ công sở đi lễ hội”.

Theo đó, công văn yêu cầu giám đốc Sở Y tế khẩn trương báo cáo giải trình về nội dung thông tin báo chí phản ánh; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý đối với các tập thể, cá nhân sai phạm; trả lời cho các cơ quan báo chí và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định trước ngày 13.2.

Chiều ngày 13.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Tuấn Thanh cho biết UBND tỉnh Bình Định đã công văn trả lời văn bản giải trình của ông Lê Quang Hùng.

Theo đó, việc giám đốc Sở Y tế Bình Định cho phép tổ chức đoàn cán bộ, nhân viên của sở ra ngoài tỉnh tham dự lễ hội và tham quan là chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh về chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của tỉnh và của ngành y tế Bình Định.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã giao giám đốc sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Tổ kiểm tra công vụ và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của giám đốc sở Y tế, đề xuất biện pháp xử lý cho Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 20.2

 

Vụ một nửa Sở Y tế dự lễ hội: Kiểm điểm giám đốc

http://plo.vn/thoi-su/vu-mot-nua-so-y-te-du-le-hoi-kiem-diem-giam-doc-682209.html

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170213/giam-doc-so-xin-rut-kinh-nghiem-vu-can-bo-di-le-gio/1264105.html

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/lam-ro-trach-nhiem-giam-doc-so-y-te-binh-dinh-20170213161322007.htm
http://www.nguoiduatin.vn/so-y-te-binh-dinh-tran-tinh-ly-do-22-nhan-vien-cung-nghi-di-le-a315280.html

http://dantri.com.vn/su-kien/vu-hon-20-can-bo-so-y-te-di-le-hoi-giam-doc-so-rut-kinh-nghiem-sau-sac-2017021314383418.htm

http://plo.vn/thoi-su/xu-ly-trach-nhiem-giam-doc-so-y-te-tinh-binh-dinh-682308.html

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của giám đốc Sở Y tế trong vụ việc gần một nửa cán bộ sở này  ra Bắc dự lễ hội.

Chiều nay (13-2), UBND tỉnh Bình Định có công văn giao giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với thanh tra tỉnh cùng các đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan nhà nước tỉnh; tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của giám đốc Sở Y tế trong việc cho phép người của sở ra ngoài tỉnh tham dự lễ hội.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ này phải đề xuất biện pháp xử lý cho tỉnh trước ngày 20-2.

Chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhằm chấn chỉnh việc gần một nửa cán bộ, công chức của Sở Y tế bỏ công sở ra Bắc dự lễ hội mà báo Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh.

Công văn trên (do ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ký thay chủ tịch UBND tỉnh) nêu rõ: Việc giám đốc Sở Y tế cho phép tổ chức đoàn cán bộ, nhân viên của Sở Y tế ra ngoài tỉnh dự lễ hội và đi tham quan là chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh về chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của tỉnh và của ngành y tế Bình Định.

Theo công văn trên nhận định và chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh Bình Định được đưa ra sau khi xét báo cáo giải trình của giám đốc Sở Y tế gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào sáng 13-2 về thông tin báo chí phản ánh “Gần một nửa cán bộ Sở Y tế Bình Định bỏ công sở đi lễ hội” .

Trước đó, sáng cùng ngày, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, có công văn gửi các cơ quan báo chí chính thức trả lời về sự việc gần một nửa cán bộ của sở này bỏ cơ quan đi lễ hội ngoài Bắc.

Ông Hùng thừa nhận trách nhiệm trong việc chưa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Cụ thể là đã cho nghỉ phép đông người vào cùng một thời điểm ngay sau tết khiến sở vắng mặt nhiều người trong ngày làm việc. Mặt khác, tổ chức đoàn đông người đi ra ngoài tỉnh nhưng không xin phép UBND tỉnh là không đúng quy định.

Giám đốc Sở Y tế cũng xin nghiêm khắc tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những thiếu sót trên, cam kết không tái phạm và sẽ chấp hành mọi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh.

Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, ngày 9-2 nhiều người dân đến Sở Y tế Bình Định liên hệ làm việc nhưng phần lớn các cán bộ có chức trách đều vắng mặt. Bức xúc trước sự việc này, người dân phản ánh với lãnh đạo UBND tỉnh.

Chiều cùng ngày, một tổ công tác của UBND tỉnh gồm Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện có đến 22 cán bộ, công chức không có mặt tại Sở Y tế vì đang đi miền Bắc dự lễ hội.

Đến tối, lãnh đạo UBND tỉnh gọi điện thoại yêu cầu đoàn Sở Y tế trở về ngay lập tức để có mặt làm việc từ sáng 10-2. Ngay sau cú điện thoại, 15 cán bộ, công chức của Sở Y tế đã đi máy bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng rồi đi ô tô về Bình Định.

 

Vịt trời nuôi bị chết do cúm gia cầm H5N1

http://thanhnien.vn/thoi-su/vit-troi-nuoi-bi-chet-do-cum-gia-cam-h5n1-791011.html

Ngày 13.2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang xác nhận trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dịch cúm gia cầm trên đàn vịt trời nuôi bán thịt.

Trước đó, ngày 7.2, đàn vịt trời 809 con do ông Võ Thành Long (ngụ xã Tân Trung, H.Phú Tân) nuôi có 238 con bị bệnh chết bất thường. Ngành chức năng đã thu mẫu kiểm tra và kết quả cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm gia cầm type H5N1 nên ngành chức năng H.Phú Tân và ông Long đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số vịt trời còn lại; đồng thời thực hiện tiêu độc toàn bộ cơ sở nuôi.

Cũng trong ngày 13.2, UBND tỉnh An Giang đã ra văn bản hướng dẫn các biện pháp khẩn cấp phòng chống cúm gia cầm và các chủng virus lây sang người.

UBND tỉnh An Giang thông báo thưởng nóng 500.000 đồng cho bất cứ ai báo tin chính xác về gia cầm chết hàng loạt, nghi cúm hoặc gia cầm, vịt đàn không tiêm phòng.

 

Một loạt mỹ phẩm bị thu hồi, đình chỉ lưu hành

http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/32053302-mot-loat-my-pham-bi-thu-hoi-dinh-chi-luu-hanh.html

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước thông báo đình chỉ lưu hành và thu đối với hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Y tế Gia Việt (đại chỉ 12B/42, ngõ 132 Đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội).

Tại công văn do Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Đỗ Văn Đông ký, hai sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Y tế Gia Việt sản xuất bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc là sản phẩm mỹ phẩm: Veracare DB- Dung dịch tắm khô, Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 793/CBMP-HN, ngày cấp 5-2-2015; Sản phẩm mỹ phẩm Veracare DB- Dung dịch dầu gội khô, Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 794/CBMP-HN, ngày cấp 5-2-2015.

Lý do thu hồi là do các sản phẩm mỹ phẩm này lưu thông ghi tên và thành phần công thức sản phẩm trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH Y tế Gia Việt gửi thông báo thu hồi đến các nơi phân phối sản phẩm mỹ phẩm này, tiến hành thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm và báo cáo về Cục Quản lý Dược trước ngày 15-2-2017.

Đồng thời, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Thành phố Hà Nội kiểm tra việc thu hồi lô mỹ phẩm này của Công ty TNHH Y tế Gia Việt và báo cáo về Cục Quản lý Dược. Sở Y tế các tỉnh thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn thu hồi lô mỹ phẩm này, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo đình chỉ, thu hồi của Cục.

Vừa qua, Cục Quản lý Dược cũng có Công văn số 136/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi sáu mỹ phẩm của Công ty TNHH Lulanjina (địa chỉ: 8/15D đường số 2, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM) sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gồm: Kem dưỡng da se khít lỗ chân lông; Kem làm mờ vết nám; Sữa rửa mặt; Kem dưỡng da, chống nắng toàn thân; Kem dưỡng trắng da; Kem dưỡng trắng da toàn thân. Đây là những tên sản phẩm ghi trên phiếu công bố, nhưng thực tế tên sản phẩm ghi trên nhãn mỹ phẩm lưu thông trên thị trường lại khác.

Do đó, Cục Quản lý Dược quyết định thu hồi trên toàn quốc sáu sản phẩm mỹ phẩm với lý do, mỹ phẩm sản xuất và lưu thông có tên sản phẩm, công thức sản phẩm và tính năng sản phẩm ghi trên nhãn không đúng như hồ sơ đã công bố; Địa chỉ nhà sản xuất ghi trên nhãn và hồ sơ công bố (27/4B ấp Trung Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM) không đúng với địa chỉ cơ sở sản xuất hiện tại (8/15D đường số 2, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM).

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH Lulanjina phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng các sản phẩm nêu trên. Tiến hành thu hồi toàn bộ các lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định. Công ty phải gửi báo cáo thu hồi các sản phẩm trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 15-2-2017. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, giám sát việc thu hồi các sản phẩm nêu trên, báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược. Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn thu hồi lô mỹ phẩm này, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo đình chỉ, thu hồi của Cục.

Cục Quản lý Dược vừa cũng có quyết định thông báo thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với 5 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Mỹ phẩm Tùng Anh (Địa chỉ: Phòng 403, tầng 4, tòa nhà 133 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội) đứng tên công bố và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Lý do là công ty đề nghị thu hồi tự nguyện do không có nhu cầu kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm này trên thị trường.

 

Nguy cơ trẻ nhiễm chì

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20170213/nguy-co-tre-nhiem-chi/1263961.html 

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có trẻ em sống ở các làng nghề tái chế bình ăcquy có liênquan đến chì mới có nguy cơ nhiễm chì, nhưng thực tế trẻ sống gần mỏ chì, nhà máy luyện kim và cả các em sống ở thành phố đều có nguy cơ nhiễm chì.

Đồ chơi trẻ em cũng có chì

Theo ông Doãn Ngọc Hải - viện trưởng Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, viện thực hiện đề tài cấp nhà nước về thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em VN và hiệu quả một số biện pháp can thiệp.

Qua khảo sát tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (gần mỏ chì Làng Hích), có 109/209 trẻ em 3-14 tuổi có hàm lượng chì máu cao hơn 10 mcg/dl, trong đó có 105 cháu chì máu ở mức 10-44 mcg/dl, tương đương mức nhiễm độc chì nhẹ, 4 cháu hàm lượng chì máu mức trên 45 mcg/dl, tức nhiễm độc mức trung bình.

Tại phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên - nơi có hoạt động sản xuất kim loại màu, luyện thép, nhóm nghiên cứu cho hay 78/180 trẻ em 3-14 tuổi có chì máu cao hơn 10 mcg/dl, trong số này có 66 em ở mức nhiễm độc chì nhẹ, 12 em nhiễm độc chì mức trung bình. Xét nghiệm chì trong môi trường cho thấy có 3/30 mẫu nước, 12/30 mẫu đất và 2/10 mẫu thực phẩm được kiểm tra có hàm lượng chì cao hơn mức cho phép.

Ông Lỗ Văn Tùng, thư ký đề tài này, cho biết nguyên nhân ô nhiễm chì có thể từ đất, nước, không khí hay những sản phẩm trẻ em hay dùng bị ô nhiễm chì.

Theo ông Tùng, trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đã đến khảo sát về hàm lượng chì trong loại sơn tường sử dụng ở hai trường mầm non và các đồ chơi được dùng tại hai trường này. Kết quả cho thấy loại sơn được chọn tương đối an toàn, nhưng một số đồ chơi được sử dụng có chì ở ngưỡng thấp.

Cẩn thận đồ chơi màu sặc sỡ

“Với đồ chơi cho trẻ em, các loại đồ chơi có màu càng sặc sỡ thì càng có nguy cơ tiềm ẩn lượng chì cao” - ông Tùng cho biết.

Theo ông Hải, hai ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng hàm lượng chì máu cao ở trẻ em là gây tình trạng thiếu máu, trẻ hay quấy khóc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển trí tuệ của trẻ.

Ông Hải cho hay ở Mỹ hàm lượng chì ở mức 5 mcg/dl máu đã được coi là nhiễm độc chì mức nhẹ, ở VN chỉ số này ở mức từ 10 mcg/dl và trong đề tài cấp nhà nước kể trên, nhóm nghiên cứu đã can thiệp bằng cách sử dụng sản phẩm để thúc đẩy quá trình đào thải chì khỏi cơ thể trẻ nhanh hơn.

Phương pháp này đã được triển khai tại làng nghề tái chế ăcquy Đông Mai, Hưng Yên, nơi cũng có tỉ lệ trẻ bị nhiễm chì rất cao và sau can thiệp bước đầu, theo ông Hải, là có hiệu quả.

Do nguy cơ ô nhiễm chì đến từ nhiều nguồn, ngoài nguy cơ từ đồ chơi, sơn tường còn có thuốc cam (rất hay được sử dụng để trị chứng biếng ăn và tưa lưỡi cho trẻ em) nên không chỉ trẻ em sống ở khu vực làng nghề, mỏ chì hay khu vực luyện kim bị ô nhiễm chì bị nhiễm, mà trẻ ở thành phố cũng dễ bị.

Ông Hải cho biết qua khảo sát tại một nhà máy sản xuất ăcquy có quy trình sản xuất khá nghiêm ngặt nhưng hàm lượng chì máu của công nhân vẫn rất cao, lý do là bề mặt quần áo, nguồn không khí hít thở đều có chì. Công nhân mặc quần áo làm việc về nhà, thay và tắm giặt tại nhà mang theo nguồn ô nhiễm chì có thể làm trẻ em và các thành viên khác trong gia đình nhiễm chì.

Theo ông Hải, các bậc cha mẹ phải chú ý đến một căn nguyên mới là đồ chơi bằng cách lựa chọn những sản phẩm an toàn với trẻ em như màu ít sặc sỡ, hoặc chọn nhà cung cấp uy tín và nếu sản phẩm đã được đánh giá an toàn với chì thì càng tốt.

Những biểu hiện ngộ độc chì

Phần lớn trẻ em bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện qua khám chuyên khoa kỹ lưỡng. Nhưng những biểu hiện rõ của bệnh là trẻ thiếu máu, hay nôn, đau bụng, chán ăn hoặc các biểu hiện ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, không phối hợp với các thành viên khác trong gia đình hoặc lớp học, chậm phát triển tinh thần.

Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỉ lệ nghịch giữa IQ của trẻ em và nồng độ chì máu, kể cả các trường hợp có chì máu dưới 10 mcg/dl, trẻ có chì máu càng cao càng có nguy cơ mắc chứng tăng vận động và giảm tập trung.

Ở người lớn, biểu hiện ngộ độc chì là lơ mơ, lẫn lộn, dễ buồn ngủ, co giật, đau đầu, liệt, miệng có vị kim loại, chán ăn, thiếu máu (ngay cả ở các trường hợp chì máu dưới 10 mcg/dl), giảm khả năng sinh đẻ, dễ sẩy thai... Nhưng việc có ngộ độc chì hay không cũng chỉ có thể đánh giá được khi khám chuyên khoa sâu.

Can thiệp và theo dõi ngộ độc chì thường kéo dài hằng tháng đến hằng năm do chì thường gắn chặt vào xương.

Nguy cơ nhiễm chì từ đồ chơi sử dụng sơn chì

Các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm chì cao như nung nấu, tinh chế chì, sản xuất thủy tinh, hướng dẫn tập bắt hay thu gom đạn, phá dỡ tàu, sản xuất, sửa chữa, tái sử dụng ăcquy, công nhân làm việc với sơn có chứa chì.

Ngoài ra có hàng chục nghề khác có nguy cơ ở mức trung bình. Những người có một số sở thích như bắn súng, đúc lại chì làm đạn, đánh bóng hay phục chế nội thất hoặc chơi đồ chơi có sử dụng sơn chì và nhựa có chì cũng có nguy cơ nhiễm chì.

Cấy ốc tai điện tử miễn phí cho trẻ điếc bẩm sinh

http://laodong.com.vn/suc-khoe/cay-oc-tai-dien-tu-mien-phi-cho-tre-diec-bam-sinh-637717.bld

Ngày 13.2, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã được trao 3 bộ cấy ghép ốc tai điện tử SONATA trị giá hơn 1 tỉ đồng để can thiệp, chữa trị cho bệnh nhân nghe kém có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Ba thiết bị ốc tai điện tử do Công ty chăm sóc sức nghe hearLIFE tài trợ đã được chuyển tới Bệnh viện Đại học Y từ sáng 13.2. Sau đó, bệnh viện sẽ tiến hành khám và tư vấn cho tất cả các đối tượng có bất thường về thính lực, những đối tượng trẻ điếc bẩm sinh, đặc biệt ưu tiên bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn (gia đình chính sách, hoàn cảnh kinh tế khó khăn...) để mổ cấy miễn phí 3 thiết bị ốc tai điện tử này.

Theo đó, việc khám và tư vấn miễn phí sẽ được triển khai trong giờ hành chính mỗi thứ 5 hàng tuần tại phòng khám Tai Mũi Họng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội). Ngoài ra, bệnh nhân có thể đăng ký khám qua số điện thoại: 0462934614. - 0981112990

PGS.TS Cao Minh Thành - Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết, trước khi được cấy ghép, bệnh nhi sẽ phải đeo máy trợ thính trong 3 tháng để xem mức độ đáp ứng cũng như thích nghi của việc đeo thiết bị sau khi cấy ốc tai có đạt yêu cầu.

Theo thống kê của WHO, trên thế giới có 360 triệu người khiếm thính, trong đó có 32 triệu trẻ em bị khiếm thính. Còn theo số liệu của Tổng cục Dân số Việt Nam, trong năm 2013, nước ta có 5.000 trong tổng số 1,2 triệu trẻ em bị khiếm thính, trong số đó 3.500 trẻ khiếm thính có chỉ định cấy ốc tai điện tử.

Theo PGS.TS Cao Minh Thành, trở ngại lớn nhất là giá thành thiết bị quá cao (khoảng từ 200-700 triệu đồng) mà không được thanh toán bảo hiểm, hiện toàn bộ chi phí do gia đình người bệnh tự chi trả. Nhiều trường hợp mắc bệnh mà hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện để phẫu thuật nên chấp nhận con họ bị tàn tật suốt đời. Trong khi đó, trên thực tế, kỹ thuật này tại Ấn Độ được BHYT hỗ trợ 100%, Hàn Quốc là 80%...

Được biết, trẻ bị khiếm thính nếu không được chữa trị kịp thời sẽ trở thành bệnh nhân câm - điếc, chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng, tự kỷ; nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời (đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi) thì có cơ hội trở về sức nghe bình thường và hòa nhập cộng đồng. 

Nhận thấy tầm quan trọng ở việc can thiệp chữa trị sớm cho bệnh nhân nghe kém, ông Võ Thanh Hoàng - đại diện Công ty chăm sóc sức nghe HearLife - đã trao tặng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 3 bộ thiết bị cấy ghép ốc tai điện tử trị giá 1 tỉ 200 triệu đồng. 

Từ tháng 12.2016 đến tháng 6.2017, bệnh nhân khiếm thính có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sẽ được quỹ trách nhiệm xã hội của hãng MEDEL hỗ trợ gần 100 triệu đồng cho mỗi bộ cấy ghép ốc tai điện tử. 

Theo PGS.TS Cao Minh Thành, bệnh viện có trên 100 trường hợp bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật với tỉ lệ thành công 100%, giúp các em có thể hòa nhập với cuộc sống và có cơ hội phát triển như những trẻ bình thường. 

 

Ca mổ tim đặc biệt cứu bệnh nhân HIV

http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/ca-mo-tim-dac-biet-cuu-benh-nhan-hiv-682045.html

Các bác sĩ của BV Chợ Rẫy vừa thực hiện ca mổ tim đặc biệt cho một bệnh nhân HIV.Đứng trước nhiều nguy cơ lây nhiễm, các bác sĩ (BS) Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy vẫn quyết định thực hiện ca mổ tim cho bệnh nhân, vì nếu không tiến hành ca mổ, bệnh nhân sẽ tử vong do tình trạng hở van tim quá nặng.

Không được phép từ chối

BS Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, kể lại: Vào đầu tháng 1, bệnh nhân Nguyễn Thị Đ. (47 tuổi, Tây Ninh) được chuyển đến khoa trong thể trạng khó thở, ho ra máu, viêm phổi, sốt 39 độ kèm theo tình trạng hở van hai lá nặng. BS cho bệnh nhân làm các xét nghiệm. Do thể trạng quá yếu, bệnh nhân được test nhanh HIV và cho kết quả dương tính.

Mặc dù biết việc thực hiện ca mổ tim cho người bị HIV có rất nhiều nguy cơ, cả phía kíp mổ lẫn người bệnh nhưng đội ngũ BS khoa Hồi sức Phẫu thuật tim vẫn quyết định sẽ mổ cho bệnh nhân.

Các BS tư vấn cặn kẽ ưu điểm, nhược điểm của việc phẫu thuật và không phẫu thuật như thế nào để bệnh nhân và gia đình cùng hiểu. Sau đó, BS gửi kết quả đến Viện Pasteur kiểm tra lại lần nữa. Trong thời gian chờ đợi kết quả cuối cùng, bệnh nhân được chăm sóc khắc phục viêm phổi trước khi phẫu thuật tim.

“Gần 13 ngày chờ đợi, đến ngày 17-1 mới có kết quả xác định dương tính với HIV. Gia đình và cả bệnh nhân đều sốc nên chúng tôi phải cho thêm vài ngày để suy nghĩ. Đến ngày 23-1, bệnh nhân mới đồng ý lên bàn mổ để thay van tim” - BS An kể.

Đây là trường hợp đầu tiên mổ tim cho bệnh nhân HIV và là trường hợp hiếm hoi duy nhất tình trạng hở van tim rất nặng cần được giải quyết càng sớm càng tốt. “Lúc này tình trạng cấp bách là giải quyết bệnh tim ngay cho bệnh nhân. Vì vậy suốt quá trình chờ đợi, tôi cố gắng làm sao cho gia đình hiểu rằng HIV vẫn có thể giải quyết về lâu dài được nhưng bệnh tim nếu không can thiệp bệnh nhân sẽ chết” - BS Nguyễn Thị Thanh Hà, BS điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Đ., chia sẻ.

Xung phong làm phẫu thuật

Việc mổ cho bệnh nhân HIV với các BS đã rất đáng trân trọng nhưng hành động xung phong trực tiếp mổ của một BS nội trú năm hai  đang thực tập có lẽ còn đáng trân trọng hơn.

Quyết định ở lại BV trực Tết, BS Lê Kim Cao (sinh năm 1991, Phú Yên), hiện là BS nội trú thực tập tại BV Chợ Rẫy, là một trong ba thành viên của kíp mổ hôm đó. Nhớ lại ngày vào làm phẫu thuật, với một chút tâm trạng lo lắng, BS Kim Cao bày tỏ: “Lúc đó BS An trưởng khoa nói vì đây là trường hợp đặc biệt nên dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không chỉ định người mổ như thông thường. Mình thấy có hai anh BS đồng ý mổ rồi nên mình cũng xung phong vào phẫu thuật. Lúc đó cũng không lo lắng gì nhiều, chỉ nghĩ bệnh nhân đang cần mình, trách nhiệm của một BS phải làm nên mình xin vào phẫu thuật thôi” - BS Cao kể lại.

Khi được hỏi về nỗi lo lắng lây nhiễm khi tiếp xúc dao kéo với bệnh nhân HIV, BS Kim Cao chia sẻ: “Thực sự lúc đó mình không lo lắng quá nhiều, vì đã quyết định vào phẫu thuật thì phải làm hết mình. Khi đó mình chỉ nghĩ nếu lỡ không may kim chọc vào tay hay dao cắt trúng thì mình điều trị phơi nhiễm vẫn được. Chứ ai cũng sợ, không chịu mổ thì bệnh nhân sẽ không còn cơ hội. Quả thật ở giảng đường tụi mình đã được học về trường hợp này nhưng khi gặp trong thực tế là chuyện hoàn toàn khác. Mình nghĩ phải trải qua thực tế thì mới học hỏi được kinh nghiệm” - BS Lê Kim Cao tâm sự.

Theo BS An, khoa đặt yêu cầu các BS xem đây là một ca mổ bình thường, không kỳ thị. Vấn đề chính là phải chuẩn bị các trang thiết bị phẫu thuật riêng, quần áo riêng và chế độ chăm sóc riêng. Đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và người làm phẫu thuật.

Sau mổ hai tuần, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và có thể xuất viện. “Vấn đề còn lại bây giờ là điều trị HIV, may là bệnh nhân chỉ mới ở giai đoạn đầu nên cơ hội chữa trị vẫn còn rất nhiều” - BS An cho biết.

Bác sĩ không bao giờ từ chối bệnh nhân

Qua phẫu thuật, chúng tôi chỉ muốn nhắn nhủ với bệnh nhân, BV Chợ Rẫy và anh em trong ngành y tế luôn làm việc với tinh thần nếu bệnh nhân cần chúng tôi luôn sẵn sàng. Mặt khác, đối với một bệnh nhân bị HIV kèm với bệnh tim hay tim kèm với ung thư chẳng hạn thì vẫn luôn có cách điều trị, chỉ mong bệnh nhân đừng buông xuôi quá sớm. Với chúng tôi, chỉ có bệnh nhân từ chối BS chứ BS không bao giờ từ chối bệnh nhân.

BS NGUYỄN THÁI AN
khoa Hồi sức Phẫu thuật tim - BV Chợ Rẫy

 

 

Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị đâm xuyên tim

http://thanhnien.vn/suc-khoe/cuu-song-kip-thoi-benh-nhan-bi-dam-xuyen-tim-790905.html

Sáng 13.2, tại Khoa hồi sức tích cực - Gây mê phẫu thuật, Bệnh viện Quân y 121 (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), bệnh nhân L.P.T (21 tuổi, ngụ P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã qua cơn nguy kịch, mạch, huyết áp ổn định.

Đêm 12.2, anh T. bị đâm xuyên tim và được đưa vào Bệnh viện Quân y 121 trong tình trạng lơ mơ, huyết áp không đo được. Các BS-CK2 Huỳnh Văn Tuội, Lê Trọng Quân (Khoa ngoại tổng quát) cùng cộng sự đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu kịp thời giành lại sự sống cho bệnh nhân.

Trước và sau phẫu thuật, anh T. được truyền 4 đơn vị máu. Dự kiến sau 1 tuần hồi phục, điều trị tích cực, anh T. sẽ xuất viện.

Theo đại tá, BS-CK2 Nguyễn Minh Thuần, Giám đốc Bệnh viện Quân y 121, bệnh nhân T. nếu không nhập viện kịp thời, các bác sĩ không làm hết sức mình thì cơ hội sống sót là rất thấp.

Chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam lần đầu tiên cứu sống một bệnh nhân mắc hội chứng thoát quản mao mạch toàn thân, tức 'hội chứng Clarkson' rất hiếm gặp.

 

Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/y-hoc-co-truyen/sam-ngoc-linh-tot-nhat-the-gioi-khac-tinh-cua-ung-thu-356248.html

Ít ai biết Việt Nam sở hữu loài sâm hiếm còn tốt hơn cả sâm Triều Tiên, Hàn Quốc, có tác dụng rất tốt với bệnh nhân ung thư.

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5, sâm Trúc) là một loại sâm quý đặc hữu của Việt Nam, được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh, tiếp giáp 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

TS Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường) cho biết, thân và rễ của sâm Ngọc Linh có tới 52 saponin (thành phần chính của nhân sâm, càng nhiều saponin càng tốt).

Trong số này, có 26 saponin thường thấy ở nhân sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản và 26 saponin mới phát hiện.

Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin damma-ran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới.

Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh còn có tới 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và 0,1% hàm lượng tinh dầu.

Xét về hàm lượng thu suất toàn phần, sâm Ngọc Linh còn vượt trội hơn hẳn khi hàm lượng cao hơn 3 lần sâm Triều Tiên, gấp hơn 2 lần nhân sâm Trung Quốc và Mỹ.

Theo TS Giang, do quý hiếm nên sâm Ngọc Linh trong tự nhiên đã bị săn lùng đến tuyệt diệt, hiện một số vùng mới đang gây trồng để bảo tồn. 

Sâm Ngọc Linh lớn rất chậm, số tuổi tính theo đốt củ. Ngay cả khi trồng, để thu hái được cũng cần rất nhiều năm. 

Tác dụng kỳ diệu với bệnh nhân ung thư

Ngoài tác dụng chống stress, chống lão hoá, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường chức năng gan, giảm cholesterol... sâm Ngọc Linh còn phối hợp hiệu quả tốt với thuốc kháng sinh và thuốc chữa bệnh tiểu đường.

 “Qua nghiên cứu lâm sàng trên những bệnh nhân sử dụng sâm Ngọc Linh cho thấy bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon, lên cân, tăng thị lực, trí lực, tăng sức đề kháng, tăng cường sinh lý cả nam và nữ, giảm lipid máu có hại, ổn định huyết áp”, TS Giang chia sẻ.

Đặc biệt với bệnh nhân bị ung thư, sâm Ngọc Linh được coi là “thần dược”, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, giảm các tác dụng không mong muốn của liệu pháp xạ trị, hoá trị như ăn ngủ kém, rụng tóc, da khô, thiếu máu... nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống.

TS Giang cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể sử dụng sâm Ngọc Linh tươi 35-40g/ngày hoặc 10g khô/ngày để giảm đau, tốt hơn cả thuốc giảm đau thông thường, kể cả nhóm opiat.

Khi dùng sâm Ngọc Linh, không cần phải dùng morphine nữa và giúp sức khoẻ cải thiện lên rất nhiều.

Với hàm lượng saponin MR2 chiếm tới 50% hàm lượng saponin toàn phần, sâm Ngọc Linh còn có tác dụng tiêu tế bào lạ, tái tạo tế bào lành, hạn chế khối u phát triển, phòng chống các mầm mống gây ung thư.

“Đặc tính ưu việt của sâm Ngọc Linh so với các sâm khác là có thể sử dụng dài ngày bởi không có độc tính. Nếu để bồi bổ, nâng cao thể trạng, mỗi ngày dùng lượng khoảng 10g tươi”, TS Giang nhấn mạnh.

Cả sâm Ngọc Linh tươi và khô đều có thể ăn trực tiếp bằng cách cắt lát mỏng rồi ngậm. Với sâm tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2-3 ngày hoặc 10 ngày nếu ngâm trong mật ong nguyên chất.

Tags:

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang