Ngày 25/10/2019, tại Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII - năm 2019 với chủ đề “Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á”. PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
Xem tiếp
Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc; hoặc do vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não, phá hủy và chèn ép mô não. Hậu quả của bệnh đột quỵ làm phần não có liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động.
Xem tiếp
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện E đã cứu sống thành công một cháu bé bị mắc bệnh đảo gốc động mạch là bệnh nặng nhất trong các loại dị tật tim bẩm sinh, chiếm khoảng 5-7% số trẻ bị dị tật tim và khoảng 20-30/100.000 trẻ sinh ra. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được can thiệp phẫu thuật sớm. Điều đáng nói, cháu bé được cứu sống thành công là nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội nhi tim mạch ở Bệnh viện E.
Xem tiếp
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E ứng dụng thành công công nghệ 3D phẫu thuật tim mạch. Những ưu điểm vượt trội của công nghệ 3D giúp các bác sĩ có thể phẫu thuật tim mạch chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, giảm các biến chứng cho người bệnh.
Xem tiếp
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ đột ngột bị ngưng trệ do nghẽn hoặc vỡ một nhánh động mạch não. Nếu một nhánh động mạch não bị tắc nghẽn thì gọi là nhồi máu não. Nếu vỡ một nhánh động mạch não thì gọi là xuất huyết não.
Xem tiếp
Ngày 06/12/2017, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “Báo chí với việc thúc đẩy thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam”. Hội thảo nhằm tiếp tục phát huy vai trò của báo chí, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, ý thức trong việc chấp hành luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và thực hiện các mục tiêu Việt Nam đã cam kết.
Xem tiếp
Muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn nhiều muối lại gây hại cho sức khỏe. Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương, ung thư dạ dày…
Xem tiếp
ThS. Hoàng Thị Phú Bằng, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch: cứ 10 người có đột quỵ lần đầu thì 8 người trong số đó có tăng huyết áp. Đột quỵ và tăng huyết áp xảy ra hầu hết ở người lớn tuổi. Để giảm thiểu nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, cần kiểm soát tốt huyết áp ở người lớn tuổi. Bên cạnh yếu tố do tăng huyết áp, việc hút thuốc lá và một số bệnh lý khác như: tiểu đường, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại biên, rung nhĩ, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, rối loạn mỡ máu, dinh dưỡng kém, ít vận động và béo phì cũng là căn nguyên dẫn đến đột quỵ.
Xem tiếp
PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh đái tháo đường là một trong những thách thức lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Các số liệu cho thấy, số lượng người mắc căn bệnh này đang tăng nhanh, dẫn đến chi phí điều trị đã, đang trở thành gánh nặng cho nhiều quốc gia.
Xem tiếp
Theo ThS.BS. Vũ Văn Thành, Trưởng Khoa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện thế giới có khoảng 3,1 triệu người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh hiện xếp hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu và con số này còn tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới do tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của dân số. Thế nhưng hầu hết người dân lại không biết được sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Xem tiếp