Theo Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, số người được tầm soát về tim mạch thấp, số người được điều trị còn ít và số người được điều trị đúng cách cũng không nhiều.
Xem tiếp
Muối có tên gọi hóa học là clorua natri (NaCl). Muối có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.
Xem tiếp
Ngày 24/11/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe (GDSK) Trung ương phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo Hướng dẫn truyền thông giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp và tai biến mạch máu não khu vực phía Bắc. Tham dự Hội thảo có ThS.BS. Hồ Thiên Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương; TS. Lại Đức Trường, đại diện WHO tại Việt Nam; đại diện Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế và Trung tâm Truyền thông GDSK 16 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc.
Xem tiếp
Rối loạn trầm cảm là một bệnh lý cảm xúc, thể hiện sự ức chế ở tất cả các mặt hoạt động tâm thần (ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế về vận động). Sự ức chế này dẫn tới làm giảm sút các mặt hoạt động tâm thần và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, hiệu suất lao động và học tập của người bệnh.
Xem tiếp
Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) là nguyên nhân chính gây nên gánh nặng bệnh tật và tử vong ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổng số ca tử vong trong vòng 10 năm (từ năm 2005 đến 2015) ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đã gia tăng cao nhất so với toàn thế giới, với tỷ lệ tăng 21% ở Đông Nam Á và 12,3 triệu ca tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Sự gia tăng các BKLN trở thành một rào cản lớn đối với sự phát triển toàn cầu, nhất là trong quá trình đạt tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Xem tiếp
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (hay huyết áp tối đa, số ở trên) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (hay huyết áp tối thiểu, số ở dưới) ≥ 90 mmHg. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở mức cao, 25% người lớn từ 25 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp và tỷ lệ này ngày càng gia tăng. Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và không có biểu hiện cảnh báo, nhưng gây biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Một số biến chứng của tăng huyết áp như: đái ra máu, suy thận, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não …
Xem tiếp
Ngày 21/11/2017, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ VII - 2017, với chủ đề phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Tham dự và chủ trì Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; cùng các giáo sư, chuyên gia đầu ngành thuốc các lĩnh vực tim mạch, ung thư, dinh dưỡng…
Xem tiếp
Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên.
Xem tiếp
Ngày 17/11/2017, tại Nha Trang, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe (GDSK) Trung ương phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo Hướng dẫn truyền thông giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Tham dự Hội thảo có ThS. Trịnh Ngọc Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương; TS. Lê Tấn Phùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa; TS. Lại Đức Trường, đại diện WHO; TS. Trịnh Hồng Sơn, Viện Dinh dưỡng và đặc biệt có sự tham dự của đại diện Sở Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK 16 tỉnh/thành phố khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Xem tiếp
Muối ăn (muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh) là một loại gia vị không thể thiếu. Muối là tên gọi dân dã của clorua natri (NaCl). Muối ở dạng tinh thể rắn, có tỷ trọng hơn 2 lần so với nước tinh khiết. Muối ăn thường được kết tinh từ nước biển hoặc khai thác từ các mỏ muối.
Xem tiếp