Ngày 28/3/2016, Đoàn cán bộ của Bộ Y tế gồm: Cục Quản lý Môi trường - Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Trung tâm TT-GDSK Trung ương do Th.Bs Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc với Sở Y tế và UBND huyện Sa Thầy về ứng phó với tình hình thiếu nước, hạn hán và phòng chống dịch bệnh.
Xem tiếp
Câu lạc bộ (CLB) Hiến máu nhân đạo Trường Đại học Y Dược (ĐHYD) TP Cần Thơ được thành lập vào năm 1997, là một tổ chức tình nguyện thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên ngành y do Ths.BS Hồ Thị Tuyết, Trưởng Bộ môn Huyết học – Trường ĐHYD Cần Thơ sáng lập và duy trì, phát triển đến nay.
Xem tiếp
Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc nước ta, với 10 huyện và một thành phố. Dân số là hơn 749.000 người. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với 90% dân số làm việc trong lĩnh vực này. Điều kiện địa lý rộng, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp. Toàn tỉnh có 19 dân tộc chung sống, còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 30%. Tuy nhiên, trong những năm qua, được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cục, vụ, viện trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Giang đã đạt được một số kết quả khả quan trong lĩnh vực y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, y tế môi trường.
Xem tiếp
Theo TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) và người chuyển giới hiện không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nhóm người này. Người nhóm MSM và người chuyển giới là nhóm thiểu số về giới tính đang bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử khá nặng nề, điều này cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Xem tiếp
“Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Y tế triển khai từ tháng 6 năm 2015. Với mục đích nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ y tế từ đó nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đồng thời tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Kế hoạch này đã được ngành Y tế Hà Giang triển khai, bước đầu có những chuyển biến rõ rệt và đem đến sự hài lòng cho người bệnh.
Xem tiếp
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo, Úc vừa xác nhận một trường hợp nhiễm vi rút Zika sau khi trở về từ Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam, trường hợp này đã đi đến TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận. Ngành Y tế nâng mức cảnh báo đối với công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika tại Việt Nam.
Xem tiếp
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Zika vẫn diễn biến phức tạp. Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp lần thứ 2 của Ủy ban về tình trạng khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR 2005) về các chùm ca bệnh mắc chứng đầu nhỏ và sự rối loạn thần kinh tại một số nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do vi rút Zika. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ với vi rút Zika và muỗi Aedes Aegypti được xác định là véc tơ trung gian lây truyền vi rút Zika cho con người. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đến nay, đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền của vi rút Zika. Ngoài ra, muỗi Aedes Aegypti cũng chính là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành tại Việt Nam. Tháng đầu năm 2016, dịch sốt xuất huyết vẫn tiếp tục bùng phát ở một số khu vực phía Nam như: Khánh Hòa; Cần Thơ; Gia Lai... Bộ Y tế nhận định, bên cạnh công tác kiểm soát, xét nghiệm, phòng chống dịch xâm nhập qua cửa khẩu..., công tác diệt bọ gậy, lăng quăng là nhiệm vụ trọng tâm trong phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, cũng như bệnh sốt xuất huyết.
Xem tiếp
Năm 2015, cả nước đã phát hiện và điều trị cho tổng số 102.655 bệnh nhân lao, tỷ lệ điều trị khỏi trên 90%. Hiệu quả của Chương trình chống lao quốc gia năm 2015 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá tốt, tốc độ giảm hằng năm 4,6%, số hiện mắc và giảm 4,4%. Tuy nhiên, theo đánh giá WHO, Việt Nam vẫn đứng thứ 14 trong 20 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất trên toàn cầu, thứ 11 trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới vì vậy công tác phòng, chống lao và phát hiện lao rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng.
Xem tiếp
Muỗi Aedes.aegypti (muỗi vằn), là loại muỗi hiện đang lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố ở Việt Nam. Muỗi Aedes.aegypti là tác nhân lây truyền một số căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika - căn nguyên gây nên chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh... Hiện nay, cả hai căn bệnh này đều chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Phó Giám đốc Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam”: “biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả và mang tính bền vững là tăng cường kiểm soát muỗi truyền bệnh”.
Xem tiếp
Lao kháng thuốc khiến tình trạng bệnh trở nặng và điều trị khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam đứng thứ 12/22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao và đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc trên toàn cầu.
Xem tiếp