Từ ngày 11-4, chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho hơn 29 nghìn đối tượng 16-17 tuổi tại 46 điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Bắc ninh bắt đầu được “khởi động”. Với kinh nghiệm của những đợt tiêm cho trẻ độ tuổi 1-14 trước đây, công tác phối hợp giữa ngành Y tế với ngành Giáo dục – Đào tạo diễn ra nhịp hàng, quy củ và nền nếp trong khâu tổ chức đã được phát huy ngay trong ngày đầu triển khai chiến dịch.
Xem tiếp
Điện Biên là tỉnh miền núi phía bắc, địa hình đồi núi, đi lại khó khăn. Cư dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về tiêm tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi, ngành Y tế tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt công tác này. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với BS. Vũ Văn Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Điện Biên về công tác tiêm sởi- rubella cho đối tượng trẻ 18 tháng tuổi và 16, 17 tuổi trong tỉnh.
Xem tiếp
“Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, tỷ lệ tử vong sau chẩn đoán ung thư cũng rất lớn, khoảng 75%. Đa phần bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đều được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì vậy, chi phí điều trị tăng cao. Bệnh ung thư ở Việt Nam không chỉ là gánh nặng về y tế mà còn là gánh nặng rất lớn về kinh tế - xã hội. Chi phí thuốc điều trị ung thư hàng năm chiếm khoảng 10% tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT” - đánh giá của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế Tống Thị Song Hương tại Hội thảo “Tiếp cận điều trị ung thư hiệu quả và đáp ứng khả năng chi trả”, được tổ chức tại Hà Nội, tháng 4/2016.
Xem tiếp
Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh đã và đang đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, hoàn thành theo đúng kế hoạch và tiến độ. Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, trong năm 2015, Cục đã hoàn thành xây dựng 6 Thông tư trong kế hoạch (hoàn thành 100%) kế hoạch và 2 Thông tư ban hành bổ sung ngoài kế hoạch. Trong quá trình xây dựng văn bản, rút kinh nghiệm từ phản ánh của người dân, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thực hiện việc cập nhật các nội dung các bản dự thảo để người dân tiện theo dõi và góp ý. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoàn thành xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng tại Cục theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008, bao gồm các quy trình quản lý hành chính: Quy trình kiểm soát tài liệu; quy trình kiểm soát hồ sơ; quy trình đánh giá nội bộ; quy trình kiểm soát các sản phẩm không phù hợp; quy trình hành động khắc phục, phòng ngừa; quy trình họp sơ kết, tổng kết hệ thống quản lý chất lượng.
Xem tiếp
Bệnh khô mắt với các triệu chứng chính là cộm mắt, đỏ mắt, kích thích mắt, một số trường hợp nặng, bệnh gây giảm thị lực có thể có các biến chứng như viêm loét giác mạc, nguy cơ dẫn đến mù loà. Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê để đưa ra tỷ lệ khô mắt trên toàn quốc nhưng dựa vào tỷ lệ chung của Thế giới, Việt Nam có khoảng từ 4 triệu đến 6 triệu người có bệnh lý khô mắt ở mức độ khác nhau. Đây là bệnh thường gặp và ngày càng phổ biến ở nước ta nhưng lại dễ bị bỏ qua và ít được để ý đến... TS. Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết tại Lễ khai trương Phòng khám bệnh khô mắt được tổ chức tại Bệnh viện, chiều ngày 11/4/2016.
Xem tiếp
Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Hà Nội (TTTTGDSKHN) là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế Hà Nội. Được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 13/10/2008 theo Quyết định số 1244/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất TTTTGDSK Hà Tây thành lập từ năm 1999 và TTTTGDSK Hà Nội năm 2000, đến nay TTTTGDSKHN không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng truyền thông, giáo dục sức khỏe, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Xem tiếp
Ngày Sức khỏe Thế giới được tổ chức vào 7/4 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về một vấn đế sức khỏe mang tính toàn cầu nổi bật. Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề cho Ngày Sức khỏe Thế giới 2016 là “Nối vòng tay lớn - Đẩy lùi bệnh đái tháo đường”. Trong vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) trên thế giới đã không ngừng tăng lên. Ước tính tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, số người đái tháo đường sẽ tăng từ 138 triệu người - năm 2014 (tỷ lệ 8,5%) lên 202 triệu người - năm 2035 (tỷ lệ 11,1%).
Xem tiếp
Với 41.864 lượt người bệnh điều trị nội trú, 8.878 lần phẫu thuật các loại và 6.517 lượt chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Trị đã sử dụng 6.810 đơn vị máu, tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong năm 2015. Và, Bệnh viện luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu truyền máu an toàn trong điều trị bệnh tật, cấp cứu chấn thương để mang lại cơ hội sống còn với nhiều người bệnh, người gặp tai nạn gây mất nhiều máu,…
Xem tiếp
Có rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy đái tháo đường (ĐTĐ) thường tiến triển trạng thái được gọi là tiền đái tháo đường (khi đường máu lúc đói từ 5,6 -6,9mmol/l (100-125mg/dl); đường máu sau uống 75g đường glucose 7,8-10,9mmol/l (140-199mg/dl)), HbA1c từ 6-6,4% ngay ở tình trạng này có thể đã xuất hiện các biến chứng do tăng đường huyết kéo dài như biến chứng thần kinh, tim mạch.
Xem tiếp
Đây là khuyến cáo của PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế trong Buổi họp báo công bố thông tin về 02 trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại Việt Nam.
Xem tiếp