Tại Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập Viện Mắt, 60 năm thành lập Bệnh viện Mắt Trung ương, Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng III do Đảng và Nhà Nước trao tặng cho Bệnh viện sáng ngày 24/11/2017 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Bệnh viện Mắt Trung ương cần tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương về chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên dưới đoàn kết một lòng, chung tay phấn đấu vì sự nghiệp chung cao cả là bảo vệ, chăm sóc đôi mắt. Không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dưng môi trường Bệnh viện xanh, sạch, đẹp làm cho bệnh nhân yên tâm hơn khi đến Bệnh viện… Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên, có chế độ đãi ngộ người tài, tạo điều kiện cho các thế hệ trẻ đi học tập trong và ngoài nước. Đề nghị Bộ Y tế, Thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các bộ, ban ngành liên quan, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ Bệnh viện Mắt Trung ương thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh cao cả của mình”.
Xem tiếp
Rối loạn trầm cảm là một bệnh lý cảm xúc, thể hiện sự ức chế ở tất cả các mặt hoạt động tâm thần (ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế về vận động). Sự ức chế này dẫn tới làm giảm sút các mặt hoạt động tâm thần và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, hiệu suất lao động và học tập của người bệnh.
Xem tiếp
Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) là nguyên nhân chính gây nên gánh nặng bệnh tật và tử vong ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổng số ca tử vong trong vòng 10 năm (từ năm 2005 đến 2015) ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đã gia tăng cao nhất so với toàn thế giới, với tỷ lệ tăng 21% ở Đông Nam Á và 12,3 triệu ca tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Sự gia tăng các BKLN trở thành một rào cản lớn đối với sự phát triển toàn cầu, nhất là trong quá trình đạt tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Xem tiếp
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (hay huyết áp tối đa, số ở trên) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (hay huyết áp tối thiểu, số ở dưới) ≥ 90 mmHg. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở mức cao, 25% người lớn từ 25 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp và tỷ lệ này ngày càng gia tăng. Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và không có biểu hiện cảnh báo, nhưng gây biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Một số biến chứng của tăng huyết áp như: đái ra máu, suy thận, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não …
Xem tiếp
Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên.
Xem tiếp
Muối ăn (muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh) là một loại gia vị không thể thiếu. Muối là tên gọi dân dã của clorua natri (NaCl). Muối ở dạng tinh thể rắn, có tỷ trọng hơn 2 lần so với nước tinh khiết. Muối ăn thường được kết tinh từ nước biển hoặc khai thác từ các mỏ muối.
Xem tiếp
Ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1/3 các loại ung thư có thể dự phòng dược, 1/3 ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại có thể kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các phương pháp điều trị, chăm sóc.
Xem tiếp
Theo các báo cáo gần đây, mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và rất tốn kém.
Đó là những con số gây ám ảnh được đưa ra từ hội nghị quốc tế “Kiểm soát ung thư: Thực trạng và giải pháp” với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành ung bướu trong nước và quốc tế do Bộ Y tế và Bệnh viện K phối hợp tổ chức.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đôi điều dưới góc nhìn truyền thông giáo dục sức khỏe.
Xem tiếp
Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương đã đến giám sát, hỗ trợ công tác truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết tại Đồng Nai và Bình Phước. Đây là hai tỉnh có nhiều khu trọ của người lao động ngoại tỉnh nên nguy cơ bùng phát dịch rất lớn. Đây cũng là nơi ngành y tế địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và chủ động trong công tác truyền thông phòng chống dịch.
Xem tiếp
“Qua tìm hiểu về việc hiến tặng mô, tạng tôi đã trao đổi với mẹ, vợ cũng như các thành viên trong gia đình và may mắn nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Các con tôi còn nhỏ, vì vậy sau này khi các cháu lớn, đủ nhận thức tôi sẽ nói với các con tôi về ý nghĩa của việc hiến tặng này để các cháu hiểu… Tôi có niềm tin sâu sắc vào trình độ ghép tạng trong nước”. Đó là chia sẻ của ThS. Vũ Quang Hưng, Phó trưởng Khoa điều trị hóa chất, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, một trong 465 cán bộ, thầy thuốc Viện đã tình nguyện đăng ký hiến tặng mô, tạng trong thời gian qua.
Xem tiếp