Ngày 19/6/2015, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đến thăm, kiểm tra việc triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh MERS - CoV tại Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBNDTPHCM). Tháp tùng Bộ trưởng có: GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; lãnh đạo một số vụ, cục, Văn phòng Bộ Y tế; Tiếp Đoàn công tác Bộ Y tế có: ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND các quận thuộc nội thành và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
Xem tiếp
Ngày 20.6.2015, tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Thăng Long, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức Diễn tập phòng chống Hội chứng viêm nhiễm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corola (MERS- CoV) nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành cũng như khả năng ứng phó kịp thời, hiệu quả trước mọi diễn biến phức tạp của MERS- CoV.
Xem tiếp
Hiện nay, do tình hình thời tiết thay đổi, côn trùng, thuốc, hóa chất, thực phẩm diễn biến phức tạp. Đây cũng là những nguyên nhân khiến số lượng dị ứng các thể nhập viện và điều trị nội trú tại khoa Da liễu – BVĐK tỉnh Bắc Ninh đang gia tăng.
Xem tiếp
Ngày 22/6/2015, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công nhận Hệ thống quản lý Quốc gia về vắc xin của Việt Nam đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tham dự buổi Lễ có đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ; ông Shin Young soo, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, đại diện một số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.
Xem tiếp
Thế nào là ung thư dạ dày giai đoạn sớm?
Cấu tạo thành dạ dày chia thành 4 lớp: từ trong lòng ra ngoài bao gồm lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc và lớp thanh mạc
Ung thư dạ dày được gọi là sớm khi tổn thương ung thư chỉ nằm ở lớp niêm mạc hoặc xuống lớp dưới niêm mạc nhưng chưa quá 500m .
Xem tiếp
Viêm gan virus B là một bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus này có 8 genotype khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H. Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỉ người bị nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virus mạn tính. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính. Nếu trẻ em nhiễm virus viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.
Xem tiếp
Chữ viết tắt
XN: xét nghiệm
BN: bệnh nhân
ALT: Alanine transaminase
HBV: hepatitis B virus- virus viêm gan B.
Viêm gan virus B là một bệnh hay gặp. Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỉ người bị nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virus mạn tính. Theo tổ chức y tế thế giới vùng có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao khi tỉ lệ này chiếm > 8% dân số, vùng nhiễm trung bình là 2-7 % dân số và vùng nhiễm thấp khi <2 % dân số có nhiễm virus. Việt Nam là nước nằm trong vùng đại dịch có tỉ lệ nhiễm virus viêm B cao > 8% dân số. Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B tùy theo từng vùng miền chiếm từ 8-20% dân số. Như vậy, chúng ta có khoảng trên 10 triệu người có nhiềm virus viêm gan B mạn tính. Virus viêm gan B có 8 genotype khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H. Việt Nam chủ yếu là genotyp B và C. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính. Nếu trẻ em nhiễm virus viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.
Xem tiếp
Ung thư đại trực tràng (colon rectal cancer) hay còn gọi là ung thư ruột già là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ 2 ở nữ và hàng thứ 3 ở nam giới trên thế giới[1]. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan trên thế giới[2]. Tại Việt Nam cũng tương tự như vậy, ung thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan[3]. Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt, tuy nhiên, nếu được phát hiện muộn thì cũng giống như tất cả các loại ung thư khác, khả năng điều trị ít hiệu quả. Vì vậy, cần phát hiện khi ung thư còn ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư. Nếu phát hiện ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm có nghĩa là khi tế bào ung thư chỉ nằm tại lớp niêm mạc, thì có thể áp dụng phương pháp nội soi cắt tách dưới niêm mạc (Endoscopic Submucosal Dissection- ESD) lấy bỏ toàn bộ vùng ung thư tại lớp niêm mạc mà vẫn giữ nguyên được đại trực tràng (Phương pháp này làm tương tự như đối ung thư dạ dày sớm: xem trong bài cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi điều trị ung thư dạ dày sớm và tiền ung thư). Sau khi cắt tách niêm mạc bệnh nhân khỏi hoàn toàn mà không phải chịu phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng, đồng thời, bệnh nhân không phải dùng tia xạ hoặc hóa chất để điều trị.
Xem tiếp
Viêm gan virus B là một bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus này có 8 genotype khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H. Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỉ người bị nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virus mạn tính. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính. Nếu trẻ em nhiễm virus viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.
Xem tiếp
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là một vi khuẩn hình que, sống trong môi trường có không khí, có một túm lông ở một đầu, nhờ những lông này mà vi khuẩn có thể chuyển động được. Vi khuẩn H.P đã được tìm thấy ở trong dạ dày của người vào năm 1982 bởi hai nhà bác học người Úc là Barry Marshall và Robin Warren. Hai nhà khoa học đã được nhận giải nobel vào năm 2005 cho việc tìm thấy H.P ở dạ dày của người. Vi khuẩn này chính thức được công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trên 80% những người bị nhiễm H.P trong dạ dày không có biểu hiện triệu chứng. Người ta cho rằng vi khuẩn H.P là một loại vi sinh sống trong dạ dày người từ cổ xưa, vi khuẩn H.P cũng được tìm thấy trong dạ dày người từ 60.000 năm trước đây ở châu Phi [1]. Vi khuẩn H.P cũng được coi là một vi sinh vật bình thường thuộc hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của con người[2]. Trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn H.P. Ở các nước đã phát triển như Mỹ, các nước phương Tây và Úc… tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P thấp hơn, chỉ khoảng 20-40% dân số nhiễm vi khuẩn H.P nhưng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P cao hơn rất nhiều. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P tăng dần theo tuổi, vào độ tuổi từ 40-50 có tới 80% người dân Việt Nam có nhiễm vi khuẩn H.P[3].
Xem tiếp